Định hướng xây dựng đạo đức trong kinhdoanh của các doanh nghiệp trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 84)

Từ định hướng của Đảng về phát triển văn hóa, đối chiếu với thực tiễn vận động, phát triển đa dạng, đa chiều và phức tạp của các giá trị và chuẩn mực xã hội trong lĩnh vực văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay, có thể nhận thấy sự cần thiết phải đi đến thống nhất quan điểm về xây dựng văn hóa đạo đức trong kinh doanh ở nước ta hiện nay.

Một là, kế thừa có chọn lọc các giá trị đạo đức kinh doanh truyền

thống. Các giá trị đạo đức kinh doanh truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được đúc rút qua nhiều thế hệ và được xác định ở từng thời kỳ nhất định đã trở thành những giá trị truyền thống cơ bản, bền vững, mang bản sắc văn hóa dân tộc như: tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, cần cù, sáng tạo, trung thực, nhân nghĩa... Các giá trị truyền thống đó cần được phát huy và nâng lên một tầm cao mới để đáp ứng nhu cầu thời đại mới, làm cho nó trở thành nguồn nội lực trong phát triển kinh tế đất nước. Mặt khác, cần hạn chế những rào cản truyền thống gây trở ngại cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là, tiếp thu có chọn lọc các giá trị đạo đức kinh doanh của nhân

loại trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đem đến nhiều giá trị mới mẻ, trong đó có những cái chúng ta còn thiếu hụt cần được bổ sung như: ý thức pháp luật, ý thức công dân, tôn trọng cá nhân, tự do sáng tạo, làm giàu chính đáng... Trong thời đại khoa

học kỹ thuật, tri thức, năng lực của mỗi cá nhân cũng như vai trò, trách nhiệm cá nhân thực sự trở thành vấn đề then chốt cho sự phát triển, bởi vậy nó cần được phát huy tối đa, song phải có sự kết hợp hài hòa giữa giá trị cá nhân và giá trị cộng đồng. C. Mác đã từng nói: “Lợi ích, hiểu một cách đúng đắn là toàn bộ cơ sở của đạo đức”. Hoạt động kinh doanh vì lợi ích cá nhân chính đáng (không làm tổn hại đến người khác, đến cộng đồng, xã hội) không chỉ làm giàu cho doanh nhân mà còn góp phần đóng góp cho xã hội, vì vậy lợi ích cá nhân chính đáng cũng là một giá trị cần thiết trong nền kinh tế thị trường, song phải đảm bảo giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích trên cơ sở đặt lợi ích cá nhân trong tổng thể các quan hệ lợi ích và sự kết hợp hài hòa giữa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Mặt khác cũng cần hạn chế tác động tiêu cực của các giá trị, chuẩn mực đạo đức kinh doanh không phù hợp với đạo lý và truyền thống văn hóa dân tộc đã và đang xâm nhập vào đất nước ta như chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chủ nghĩa thực dụng, tâm lý hưởng thụ, sùng bái vật chất…

Ba là, xây dựng đạo đức, lối sống doanh nhân theo tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh. Các giá trị, chuẩn mực đạo đức được Hồ Chí Minh đúc kết từ sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại như trung với nước, hiếu với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư đã trở thành những tiêu chí đạo đức căn bản xây dựng mẫu hình nhân cách doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Xây dựng văn hóa đạo đức kinh doanh, xét đến cùng là chú

trọng đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nhân. Doanh nhân nước ta là những đại diện tiêu biểu của lực lượng sản xuất mới, do đó phải hội tụ những phẩm chất đặc trưng cơ bản của giai cấp lao động Việt Nam: sống có lý tưởng; giỏi chuyên môn, làm chủ khoa học công nghệ; có ý thức tổ chức kỷ luật, lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; có chí tiến thủ, chủ động, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; năng động, có khả năng thích ứng nhanh; sử dụng thời gian hợp lý, hiệu quả, có ích; tôn trọng pháp luật, sống theo pháp luật; có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội và đất nước; có lòng nhân ái, bao dung. Đồng thời doanh nhân Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chí của con người mới Việt Nam: có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu; có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội...

Việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân có đầy đủ các phẩm chất đặc trưng trên đây là tiền đề định hướng các giá trị mới, phù hợp với các giá trị văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại, tiến tới xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, vững vàng, sánh vai cùng với doanh nhân thế giới.

Thực tế hiện nay ở nước ta, về mặt lý luận, các vấn đề đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân chưa được chú trọng đầu tư xây dựng thích đáng; về mặt thực tiễn, vấn đề thương đức thương tài chưa được nhiều doanh nghiệp, doanh nhân chú trọng đề cao. Như vậy một trong những yêu cầu của việc xây dựng văn hóa đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay là chuyển hóa lý tưởng đạo đức kinh doanh thành thực tiễn đạo đức kinh doanh. Mục tiêu của chúng ta là xây dựng văn hóa đạo đức kinh doanh mang bản sắc dân tộc Việt Nam, đồng thời định hướng cho các doanh nghiệp vận dụng văn hóa đạo đức vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo nên bản sắc văn hóa của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam.

Đảng ta coi việc hình thành hệ giá trị và chuẩn mực mới phù hợp với truyền thống , bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời là một trong những nhiệm vụ của xây dựng văn hóa nói chung, xây dựng văn hóa đạo đức nói riêng. Hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới này sẽ phản ánh, điều chỉnh một cách hài hòa quan hệ giữa lợi ích chung của xã hội và các loại lợi ích đa dạng khác do sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế tạo ra. Đó chính là cơ sở để hình thành nên những giá trị, những chuẩn mực đạo đức mới trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể, trong đó có lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 84)