TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: Tình hình hoạt động doanh nghiệp năm

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tình hình hoạt động doanh nghiệp năm 2013

Theo số liệu thống kê gần đây nhất của Tổng cục Thống kê về tình hình Doanh nghiệp Việt Nam, trong năm 2013 ước tính có 76.955 doanh nghiệp đăng kí thành lập mới, tăng 10,1% so với năm 2012 với tổng số vốn đăng kí là 398,7 nghìn tỷ đồng, giảm 14,7%. Số doanh nghiệp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động trong năm 2013 là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước, trong đó số doanh nghiệp đã giải thể là 9818 doanh nghiệp, tăng 4,9%, số doanh nghiệp đăng kí tạm ngừng hoạt động là 10803 doanh nghiệp, tăng 35,7%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng kí là 40116 doanh nghiệp, tăng 8,6%.

Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp (Đơn vị: tỷ đồng. Nguồn: GSO/MPI)

Lượng doanh nghiệp phá sản đi ngày càng nhiều, trong khi đó số gia nhập thị trường lại tỏ ra thận trọng vì không biết “ngày mai sẽ ra sao”. Ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho hay năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sắp gia nhập thị trường ngày càng giảm đi. Tính bình quân, quy mô vốn của một doanh nghiệp mới thành lập năm 2013 là 5,18 tỷ đồng (nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ còn 4,18 tỷ đồng), giảm so với mức 6,68 tỷ đồng của năm 2012. Bi quan hơn, PGS – TS Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư còn cho rằng nhiều doanh nghiệp đăng kí trên chưa chắc sẽ hoạt động trong năm 2014, còn số khó khăn có thể chết hẳn. Trong khi đó số còn lại đang phải gắng gượng vượt qua những cơ sóng dữ.

Nguyên nhân khó khăn của các doanh nghiệp:

- Theo điều tra ý kiến chủ quan của các doanh nghiệp thu được: 56,4% doanh nghiệp trả lời phải đóng cửa do sản xuất thua lỗ kéo dài, 5,1% trả lời do năng lực quản lí, điều hành hạn chế và 38,5% trả lời do các nguyên nhân khác như thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không tìm được thị trường hoặc đang thuộc diện bán hoặc sắp xếp lại.

- Các nhà điều hành mặc dù nhận thấy được nguy cơ của các doanh nghiệp và đã đề ra các chính sách hỗ trợ như: tháo gỡ hàng tồn kho, miễn, giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp, cứu thị trường bất động sản, xử lý nợ xấu ngân hàng. Song, việc việc triển khai vẫn còn chậm và chưa đạt được hiệu quả rõ rệt, như gói 30.000 tỷ đồng phá băng thị trường bất động sản đến nay mới giải ngân được 2%, tín dụng tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp, nợ xấu vẫn ở mức cao.

Việc các doanh nghiệp hàng loạt giải thể làm cho nền kinh tế trở nên nhiều rủi ro, các doanh nhân chán nản, doanh nghiệp dè chừng hơn trong việc sản xuất, kinh doanh. Các nhà điều hành cần có những biện pháp khắc phục giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp. Khi doanh nhân, doanh nghiệp kinh doanh làm ăn ổn định thì mới có thể chú trọng tạo dựng đạo đức kinh doanh và văn hóa kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w