Bổ sung hoàn thiện khung pháp luật tạo cơ sở pháp lí cho đạo đức kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 93 - 100)

Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, cùng với nhà nước, pháp luật - hệ thống các quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế; nói cách khác, pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện ra thành luật lệ (các đạo luật, bộ luật…) của nhà nước ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đạo đức và dư luận xã hội, pháp luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của nhà nước.

Giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Để nâng cao vai trò cũng như thúc đẩy đạo đức phát triển thì không thể thiếu vai trò của pháp luật. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được tôn trọng, hành vi đạo đức dần trở thành nhu cầu thôi thúc trong mọi hoạt động của con người.

Giữa pháp luật và đạo đức luôn có mối quan hệ qua lại, bổ sung lẫn nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi con người. Đạo đức kinh doanh

cũng không nằm ngoài mối quan hệ đó. Một bộ phận của quy tắc đạo đức bắt nguồn từ các quy phạm có tính chất pháp luật do các cơ quan thẩm quyền đề ra. Nhưng trong thực tế, yêu cầu về việc chấp hành các quy phạm có tính chất luật pháp cũng là yêu cầu thuộc phạm trù đạo đức, trong đó có đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, giữa pháp luật và đạo đức cũng có sự khác biệt. Nếu pháp luật nhấn mạnh quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực nào đó và việc thực hiện có tính chất bắt buộc những quyền và nghĩa vụ này, thì đạo đức lại chú trọng đạo lý và tình cảm của công dân, để họ tự giác và tự nguyện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình. Điều đó có nghĩa là đạo đức luôn đề cao tính nhân bản, khơi dậy sự hướng thiện trong từng con người. Khi người kinh doanh làm được điều này, sẽ có được niềm tin từ xã hội, tức là đạt được chữ “tín” mà cộng đồng dành cho.

Ở nước ta, trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn kém phát triển, một bộ phận nhân dân kém hiểu biết về pháp luật cộng với những bất cập của hệ thống pháp luật và việc thi hành pháp luật còn chưa nghiêm đã dẫn đến tình trạng vi phạm kỷ cương xã hội, coi thường pháp luật. Cụ thể là: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng” . Đây là những biểu hiện tiêu cực đi ngược lại truyền thống đạo đức của dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã

hội. Để khắc phục tình trạng đó, đòi hỏi luật pháp phải tỏ rõ sức mạnh của mình để lập lại trật tự kỷ cương. Bởi vì, “…nếu đạo lý không đủ sức mạnh để thuyết phục thì pháp lý phải ra tay. Nếu dư luận xã hội chưa đủ độ để lên án thì luật pháp phải kết án”.

Công cuộc đổi mới ở nước ta đang ngày càng có những chuyển biến tích cực, tình hình chính trị xã hội về cơ bản là ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn khả quan, lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ, v.v.. Những thắng lợi này, có phần đóng góp không nhỏ của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta vẫn thường xuyên nảy sinh nhiều vấn đề, thể hiện sự chưa phù hợp và còn thiếu nhiều quy định cần thiết, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý kinh tế và sản xuất, kinh doanh. Bởi vậy, một trong những yêu cầu của Đảng ta hiện nay là: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế”.

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cần quan tâm tới công tác giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phải trang bị kiến thức pháp luật cho mọi chủ thể khi tham gia thị trường, để cho họ biết luật, tôn trọng luật và có ý thức làm đúng luật. Cùng với công tác giáo dục pháp luật, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát việc thi hành luật của các cơ quan chức năng. Khắc

phục lối làm việc “trọng tình hơn trọng lý”, xóa bỏ suy nghĩ “phép vua thua lệ làng”. Đảm bảo đứng trước pháp luật thì mọi công dân đều bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Theo đó, pháp luật là công cụ hữu hiệu “nhằm ngăn chặn, đẩy lùi cái xấu, cái ác, khuyến khích, nâng đỡ, phát huy cái tốt, cải thiện vốn có trong mỗi con người, chứ không đơn thuần trừng phạt, răn đe”. Vì thế, việc nâng cao ý thức pháp luật, thực thi pháp luật thật nghiêm minh là môi trường nuôi dưỡng và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có đạo đức.

Trước hết, cần phải nhận thức đúng đắn hơn vai trò của pháp luật

trong nhà nước pháp quyền. Đảng ta chủ trương “xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật”, nhằm “xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả, bài trừ tệ quan liêu, tham nhũng, luôn luôn giữ vững và phát huy bản chất cách mạng của một nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Tiếp tục với tinh thần này, đại hội lần thứ VIII của Đảng một lần nữa khẳng định, cần phải “tăng cường pháp chế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật” . Sau đó, Đại hội IX của Đảng một lần nữa nhấn mạnh: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định rằng, chúng ta cần “xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,

bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Gần đây, đại hội XI của Đảng một lần nữa yêu cầu: “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương”. Điều đó cho thấy việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền đang trở thành vấn đề thực sự có ý nghĩa cấp bách trong điều kiện và yêu cầu phát triển mới của đất nước. Bởi vì, đây là vấn đề không những góp phần tăng cường cơ sở pháp lý để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và nuôi dưỡng một nền đạo đức mới.

Thứ hai, để tăng cường vai trò của pháp luật thì cần phải xây dựng

đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt những bộ luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh. Tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp hoạt động tự chủ và thực sự bình đẳng trước pháp luật. Trong giai đoạn hiện nay, phương châm chỉ đạo của Đảng ta là: “Hoàn thiện hệ thống pháp

luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật”. Trong quá trình đó, chúng ta phải biết tiếp thu những giá trị của dân tộc cũng như kinh nghiệm của các nước, đảm bảo xây dựng “luật nước” trên cơ sở từ những “lệ hay”.

Thứ ba, để nâng cao vai trò và hiệu quả của pháp luật, làm cho pháp

luật thực sự trở thành công cụ bảo vệ, nuôi dưỡng cái tốt, cái thiện, bài trừ cái xấu, cái ác thì không thể không quan tâm đến chất lượng của các cơ quan bảo vệ pháp luật và đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật. Các cơ quan bảo vệ pháp luật và bản thân những người đại diện cho pháp luật phải đảm bảo có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực. Bởi chính họ là người đại diện cho “cán cân công lý”, là người trực tiếp thực thi pháp luật.

Thứ tư, để tăng cường vai trò của pháp luật thì việc thực thi pháp

luật phải nghiêm minh, công bằng. Đứng trước pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng cả về quyền và nghĩa vụ. Tất cả mọi hành động vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm khắc, bất kể người đó là ai. Phải tạo nên một môi trường pháp luật lành mạnh, trong đó mọi công dân đều có ý thức tôn trọng pháp luật và nhà nước thi hành pháp luật một cách nghiêm minh.

Thứ năm, giáo dục pháp luật gắn liền với giáo dục đạo đức. Chúng ta

hiệu quả nếu những quy định của nó không được mọi người biến thành hành động trong thực tế. Cho nên, để nâng cao hiệu quả của pháp luật, cần phải coi trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích, hỗ trợ và tư vấn pháp luật. Giáo dục pháp luật (về bản chất), là hoạt động có tổ chức của chủ thể giáo dục nhằm hình thành tình cảm, tri thức và hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật hiện hành. Giáo dục pháp luật nếu được kết hợp với giáo dục đạo đức thì hiệu quả sẽ cao hơn, tốt hơn. Bởi vì, cả pháp luật và đạo đức đều hướng hành vi con người tới cái tốt, cái thiện, ngăn cấm cái xấu, cái ác.

Ngoài ra, để tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành đạo đức mới, đặc biệt là đạo đức kinh doanh, cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình kinh tế - xã hội; chủ động khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của đất nước và bối cảnh quốc tế. Mặt khác, xã hội cũng cần phải tăng cường hơn nữa lực lượng, phương tiện, kinh phí cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, xây dựng các cơ quan này thực sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt. Và để cho pháp luật thực sự có hiệu quả trong việc giữ gìn trật tự kỷ cương của xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành đạo đức mới thì mỗi người (cụ thể là các chủ thể kinh doanh) phải có ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp. Bởi vì, pháp luật không

chỉ là phương tiện để quản lý xã hội, mà pháp luật còn là “công cụ quan trọng để bảo đảm sự ổn định xã hội vì nó thể chế hoá quyền con người, quyền công dân và bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện các quyền đó. Tất cả những vấn đề có liên quan đến an toàn tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, tự do, bình đẳng, công bằng đều có sự điều chỉnh của pháp luật.”

Như vậy, muốn xã hội ổn định, phát triển và ngày càng tiến bộ đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, hoàn chỉnh và đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động của con người và của toàn xã hội. Sự hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả trong thực thi pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Đây là cơ sở xã hội, cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển đạo

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w