Một số định hướng chung về kinh tế-xã hội của nước ta trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 83 - 84)

thời gian tới:

Nước ta đang trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra nhanh chóng vì vậy mỗi thành phần kinh tế cần tự hoàn thiện để bắt kịp xu thế với nền kinh tế chung, cần xây dựng nền kinh tế thị trường phát triển mạnh đi đôi với phát triển bền vững. Để đạt được những mục tiêu trên, Đảng và nhà nước đang có những hoạch định và chiến lược phù hợp:

Thứ nhất, hoàn thiện một hệ thống luật dân sự bảo đảm điều chỉnh

một cách kín kẽ và đồng bộ các quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong nền kinh tế.

Thứ hai, đổi mới hoạt động kế hoạch của Nhà nước. Kế hoạch hóa

phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết, nhưng phải thay đổi phương pháp, công nghệ kế hoạch hóa. Mô hình kế hoạch hóa nhà nước sẽ là dạng tổ hợp các chương trình có mục tiêu liên quan chặt chẽ với nhau, những chương trình đó được triển khai theo hình thức đấu thầu.

Thứ ba, xây dựng và duy trì hệ thống tài chính - tín dụng ổn định và

điều tiết lưu thông tiền tệ. Phát huy đầy đủ vai trò các đòn bẩy kinh tế như giá cả, thuế, tín dụng, tiền lương, khối lượng tiền mặt phát hành, giá cả và tỷ giá hối đoái, dự trữ và vàng, ngoại tệ... Đồng thời, coi trọng công

cụ pháp luật, tăng cường kiềm chế, kiểm soát của Nhà nước. Chỉ khi Nhà nước kiểm soát được tài chính và tiền tệ thì Nhà nước mới có thể kiểm soát, điều tiết được thị trường.

Thứ tư, chính sách xã hội. Chức năng, vai trò và bản chất của Nhà

nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cần phải xây dựng những chương trình của Nhà nước về phát triển giáo dục, y tế, bảo vệ xã hội đối với người lao động. Thực hiện tốt chính sách xã hội, phát huy nhân tố con người, hạn chế sự bóc lột, sự phân cực giàu nghèo, phát triển các sự nghiệp phúc lợi công cộng, bảo đảm công bằng xã hội.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường . Một quốc gia văn minh phải được tổ chức, quản lý thống nhất, phân ngành chuyên sâu nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích xã hội. Chủ trương “xây dựng cơ chế thị trường có điều tiết” đòi hỏi mọi ngành, mọi cơ quan các cấp từ trung ương xuống cơ sở cùng tham gia điều tiết theo chức năng của mình.

Muốn một nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững cần những nguyên tắc kinh doanh đúng đắn, phù hợp với bối cảnh xã hội, với nền kinh tế chung, đạo đức kinh doanh ở đây được nhắc đến là một vấn đề lớn mà Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w