Những tồn tại trong đạo đức kinhdoanh của các doanh nghiệp Việt Nam:

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 71)

Thứ nhất, nhận thức của người dân về đạo đức kinh doanh còn

nhiều hạn chế.

Số lượng công trình nghiên cứu về đạo đức kinh doanh còn chưa nhiều, sách báo tài liệu về đạo đức kinh doanh còn hạn chế. Mặc dù văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đã được đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học nhưng mới chỉ dừng lại là môn học tự chọn. Trong một cuộc điều tra có 40/60 người được hỏi thường xuyên nghe đến các vấn đề về đạo đức kinh doanh, 20 người còn lại thỉnh thoảng nghe nói. 55/60 người cho rằng đạo đức kinh doanh là tuân thủ pháp luật, chỉ có 5 người cho rằng đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợi của khách hàng và không ai cho rằng đạo đức kinh doanh bao gồm cả hai điều trên. Điều đáng nói là cuộc điều tra này được tiến hành ở thủ đô Hà Nội vì vậy kết quả này được đánh giá là thấp, cho thấy rõ hiểu biết hạn hẹp, mơ hồ của người dân về đạo đức kinh doanh.

Thứ hai, đa số doanh nghiệp trốn tránh không thực hiện trách nhiệm xã hội của mình.

Phải thừa nhận rằng, ở Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử

lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa), các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Đây không còn là những hiện tượng hiếm thấy mà thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn (vụ Nicotex Thanh Thái) gây bức xúc cho người dân.

Thứ ba, các hình thức Marketing phi đạo đức ngày càng nhiều.

Hai hình thức phổ biến nhất của Marketing luôn thường xuyên bị doanh nghiệp sử dụng một cách phi đạo đức là bán hàng phi đạo đức và quảng cáo phi đạo đức.

Các sản phầm được ghi là “ giảm giá” tức là thấp hơn so với mức dự kiến trong khi chưa bao giờ bán được với mức giá đó hoặc là ghi là “sản phẩm giới thiệu” cho sản phẩm bán đại trà hay giả vờ thanh lí. Sản phẩm được ghi là loại “mới”, “đã cải tiến”, “tiết kiệm” nhưng thực tế không hề có những tính chất này, hoặc miêu tả có cường điệu về công dụng của sản phẩm, hình dáng, bao bì sản phẩm thì cực kì hấp dẫn. Hoặc lôi kéo dụ dỗ khách hàng mua những sản phẩm mà họ không muốn mua, núp dưới chiêu bài từ thiện như : mua một sản phẩm là bạn đã góp 100 đồng vào quỹ hỗ trợ người nghèo.... tất cả chiêu bán hàng đó làm cho người tiêu

dùng hiểu lầm rất lớn về sản phẩm và di đến quyết định sai lầm là mua hàng hóa, dịch vụ mà giá trị của nó không tương xứng với số tiền bỏ ra.

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên sử dụng các chiêu quảng cáo phi đạo đức như: Quảng cáo phóng đại, thổi phồng về sản phẩm; quảng cáo với hình thức khó coi, phi thị hiếu:quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm; Quảng cáo bán hàng trực tiếp nhưng lại che dấu sự thật trong một thông điệp; Đưa ra những lời giới thiệu mơ hồ về sản phẩm.

Thứ tư, trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động chưa

được đảm bảo.

Tính từ khi luật Lao động ra đời cho đến nay đã có gần 5000 vụ đình công trên cả nước, tình hình tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công tự phát có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất và nghiêm trọng về quy mô, mức độ. Tính riêng từ năm 2008 đến nay đã có hơn 3000 vụ. Đình công chủ yếu xảy ra ở các tỉnh, thành phố trọng điểm phía Nam như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai là những nơi tập trung nhiều công nhân lao động. Điều ngạc nhiên là tình trạng này không chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp tư nhân trong nước được coi là kém hiểu biết, kém am hiểu về pháp luật mà chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp Đài Loan và Hàn Quốc. Số vụ đình công xảy ra ở khu vực FDI ước tính chiếm hơn

70% tổng số các vụ đình công. Một số ví dụ điển hình gần đây nhất là ngày 12/9/2013, tại Cty TNHH Crystal Sweater Việt Nam với 100% vốn Hàn Quốc thuộc KCN Tràng Duệ, An Dương, Hải Phòng đã xảy ra vụ đình công của hơn 600 công nhân của phân xưởng E6, E7. Theo phản ánh của công nhân, Cty này mới đi vào hoạt động được khoảng 3 tháng nhưng ép sản lượng quá cao dẫn đến nhiều lao động không có đủ thời gian ăn trưa, lương cơ bản là 2.652.000 đồng/tháng cộng với trợ cấp đi lại… thì thu nhập của NLĐ cũng chỉ ở mức 3 triệu đồng/tháng. Đỉnh điểm mâu thuẫn là do công ty chuyển 7 công nhân từ bộ phận là hơi sang làm tại bộ phận khác đã không thông báo trước cho NLĐ biết. Tại Thái Bình ngày 26/7/2013, toàn bộ khoảng 2.300 công nhân Cty TNHH Ivory Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc, chuyên sản xuất hàng may mặc tại thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, Thái Bình) đã ngừng việc tập thể để đòi Cty đáp ứng một số quyền lợi. Công nhân đã không vào làm việc mà đứng tụ tập rất đông trước cổng phụ của Cty. Ông Trần Huy Hải - Phó chủ tịch UBND huyện Vũ Thư cho biết: “Cuộc đình công là tự phát nhưng lý do đình công của công nhân là chính đáng vì Cty vi phạm luật về giờ làm thêm, cũng như định mức quá khả năng của NLĐ”. Hoặc tại Hải Dương sáng 5/8/2013, gần 1.000 công nhân của Cty liên doanh Glopal - Cefinar chuyên may hàng xuất khẩu, trụ sở tại phường Cẩm Thượng TP Hải Dương đã kiên quyết không chịu vào xưởng làm việc. Theo phản ánh của

lương nhưng không tăng, trong khi đó công nhân thường xuyên phải tăng ca, làm thêm giờ.

Thứ năm, hiểu biết của các doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ còn hạn hẹp thường xuyên vi phạm.

Với thời gian tồn tại chưa dài ( khoảng 30 năm) so với lịch sử hàng trăm năm của các nước Âu – Mĩ, nên ý thức về bảo hộ trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp. Chính vì vậy việc vi phạm Sở hữu trí tuệ thường xuyên xảy ra. Việt Nam đang được coi là quốc gia có tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ lớn dù Luật đã ra đời và có hiệu lực. Theo cục Sở hữu trí tuệ, bộ Khoa học và Công nghệ tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra khá nghiêm trọng. Trong đó hình thức xâm phạm chủ yếu là sản xuất, buôn bán hàng giả hàng nhái, đặc biệt là nhái bao bì sản phẩm. Thực trạng này không chỉ làm ảnh hưởng tới thương hiệu kinh doanh của nhà sản xuất chân chính mà còn gây hại cho người tiêu dùng. Chỉ cần 5 đến 8 ngìn đồng, người tiêu dùng có thể sở hữu một đĩa nhạc, đĩa phim hay một chương trình nghệ thuật mà để hoàn thành chúng nhà sản xuất phải mất rất nhiều năm đầu tư và một khoản kinh phí khổng lồ. Từ những vỉa hè cho đến những của hàng hay trung tâm thương mại người ta có thể dễ dàng mua những đĩa phim sao chép lậu. Hàng loạt các nhãn hiệu nổi tiếng như Aji-ngon, Miwon .. cũng bị làm giả. Nếu không bị phát hiện người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là thật,

đâu là giả một khi chúng được đưa ra thị trường. Với mặt hàng bánh, kẹo người tiêu dùng khi mua hàng cũng phải mất nhiều thời gian để xem đâu là sản phẩm mình đã dùng trước đây khi mà có rất nhiều sản phẩm tên khác nhau nhưng hình thức bao bì lại giống nhau. Ngay cả chiếc mũ bảo hiểm tất cả đều được gắn chuẩn tem CR nhưng đâu là thật đâu là giả thì rất khó phân biệt. Lợi nhuận từ những hành vi trên là vô cùng to lớn trong khi chế tài xử lí chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính nên không có hiệu quả ngăn chặn. Theo thống kê số vụ vi phạm sở hữu trí tuệ về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng năm 2011 có hơn 6000 vụ, với số tiền phạt hơn 9 tỉ đồng; Trong năm 2012, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra gần 182.000 trường hợp, xử lý vi phạm hơn 91.500 vụ vi phạm trong đó có hơn 14.700 vụ buôn bán hàng lậu, hàng cấm; hơn 13.000 vụ hàng giả, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ; hơn 45.500 vụ kinh doanh trái phép và hơn 18.000 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá với số thu gần 400 tỷ đồng. Một số mặt hàng thu giữ có số lượng lớn như vải (thu giữ gần 2.177.000m), bia (thu giữ gần 107.000 lon), thuốc lá (thu giữ gần 835.000 bao), mỹ phẩm (thu giữ gần 386.000 hộp), gia cầm (thu giữ 80 tấn). Trong 8 tháng đầu năm 2013, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra gần 111.200 vụ, xử lý 57.867 vụ vi phạm với tổng thu ngân sách 220 tỷ đồng.

Thứ sáu, các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn hạ uy tín của nhau hoặc thông đồng với nhau lừa dối của người tiêu dùng.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được biểu hiện như là: những hành động vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, những hành động cạnh tranh không công khai, có hành vi mờ ám làm tổn hại đến đối thủ cạnh tranh, làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, quảng cáo sai giá trị sản phẩm, làm tổn hại đến môi trường sống, được thiên vị, độc quyền trong kinh doanh. Các chiều hướng cạnh tranh trên thị trường hiện nay đang thay đổi đến chóng mặt. Sức ép cạnh tranh có thể làm cho doanh nghiệp làm bất cứ thứ gì có thể để lôi kéo khách hàng.

Các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình mà không muốn vấp phải rào cản nào đã sử dụng những thủ đoạn cạnh tranh như: Câu kết với nhau để mở rộng thị trường, chèn ép các doanh nghiệp đối thủ phải phá sản rời khỏi thị trường; tận dụng ưu thế độc quyền để chi phối thị trường đề ra những quy định có lợi cho mình đặc biệt là về vấn đề ấn định giá cả, độc quyền bán thì bán với giá cao, độc quyền mua thì mua với giá thấp hoặc để loại bỏ đối thủ cạnh tranh họ có thể hạ giá xuống thấp hơn chi phí sản xuất; Sát nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp để mở rộng thị trường, loại bỏ bớt đối thủ cạnh tranh; Quảng cáo gian dối phóng đại sản phẩm của mình hạ uy tín sản phẩm của đối thủ.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 71)