Xây dựng bộ quy tắc ứng xử và các hệ thống chuẩn mực thống nhất trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 101 - 103)

nhất trong doanh nghiệp.

Người trực tiếp và có quyết định chủ yếu tới kết quả của việc xây dựng đạo đức kinh doanh chính là các doanh nhân. Bởi vậy, để đạo đức kinh doanh hình thành một cách tự giác, tự nguyện và được đầu tư đúng mức thì trước hết phải làm cho tầng lớp doanh nhân nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh. Họ cần phải nhận thức được rằng, kinh doanh có đạo đức sẽ tạo một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, và cần phải hành động đổi mới chiến lược đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Để cung cấp kiến thức và giúp các doanh nhân hiểu được tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh, Nhà nước cần hỗ trợ và tạo điều kiện xây dựng các trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp, các diễn đàn doanh nghiệp; tổ chức các khóa học, hội thảo quốc tế và trong nước bàn

về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội; đầu tư cho các viện nghiên cứu về văn hóa và đạo đức trong kinh doanh.

Việc giáo dục đạo đức nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng cho học sinh, sinh viên, trong đó có học sinh, sinh viên các trường kinh tế (những doanh nhân tương lai) là một yêu cầu cần thiết để xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh bền vững. Tuy nhiên, vấn đề này ở nước ta hiện nay vẫn chưa được quan tâm nhiều. Thậm chí, khái niệm đạo đức kinh doanh cũng chưa được nghiên cứu một cách nghiêm túc với các nội dung và yêu cầu thiết yếu của nó.

Chúng ta cần thấy rằng, việc thực hiện hành vi đạo đức, nói chung là tự nguyện, tự giác. Nhưng trong hoạt động kinh doanh, hành vi đạo đức tự nguyện, tự giác ấy phải luôn đạt tới “chuẩn mực thép”: tiêu chuẩn chất lượng (quốc gia và quốc tế), tuân thủ luật pháp, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước,...

Thực tế đời sống xã hội không cho phép mọi người kinh doanh chỉ hành động một cách vụ lợi, bất chấp những giá trị đạo đức. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, nội dung của nó ngày càng phong phú, đa dạng. Kinh doanh chỉ là một phương tiện chứ không phải là mục đích. Mục đích của nhà kinh doanh không nằm ngoài mục đích đem lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Hạnh

phúc ở đây bao gồm những giá trị đạo đức, văn hóa, kinh tế… được xã hội thừa nhận và tôn trọng.

Chính vì những lý do trên mà cần phải có sự nghiên cứu khoa học, nghiêm túc về vấn đề đạo đức kinh doanh. Đồng thời, những nội dung của đạo đức kinh doanh cần phải được phổ cập đến mọi người, đặc biệt là những nhà kinh doanh, những học sinh, sinh viên các trường kinh tế và người lao động trong doanh nghiệp. Nếu không, họ sẽ không được xã hội chấp nhận và sớm bị thải loại.

Xây dựng và lựa chọn những nội dung cơ bản cho việc giáo dục đạo đức kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia thuộc nhiều ngành có liên quan và có sự phối hợp giữa họ theo mục tiêu chung. Điều đó càng trở nên cần thiết khi quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các hoạt động kinh doanh được phát triển trên quy mô quốc gia và liên quốc gia. Bởi vậy, các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh cũng vượt ra ngoài phạm vi biên giới của một nước và đòi hỏi có những chuẩn mực đạo đức mang tính quốc tế. Chúng ta cần phải tham khảo tài liệu nước ngoài về đạo đức kinh doanh để xây dựng những nội dung của nó cho phù hợp với bản sắc và truyền thống dân tộc Việt Nam, nhưng vẫn mang tính quốc tế, hiện đại.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w