Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý lâm sàng bệnh sán dây ở chó. Tôi thấy chó nhiễm sán dây với tỷ lệ khá cao. Sán dây ký sinh gây tác hại lớn đố với chó: chó kém ăn, gầy còm, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột; ở giai đoạn ấu trùng sán dây còn gây ra các bệnh nguy hiểm cho người và vật nuôi… Do vậy việc xây dựng quy trình tổng hợp phòng trị bệnh sán dây ở chó là rất cần thiết.
Kết hợp những kết quả nghiên cứu của đề tài với nguyên lý phòng chống bệnh giun sán nói chung của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất quy trình tổng hợp phòng trị bệnh sán dây chó, gồm những biện pháp sau:
1. Vệ sinh chuồng cũi sạch sẽ, khô ráo, định kỳ phun chất sát trùng cũi nhốt chó và môi trường xung quanh.
2. Xử lý phân để tiêu diệt mầm bệnh.
3. Diệt ký chủ trung gian của một số sán dây như chuột, bọ chét. 4. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng chó
Thường xuyên tắm cho chó, cho chó ăn thức ăn chín, uống sạch và không cho chó ăn cá sống.
Không nên thả rông chó, mỗi hộ nuôi chó nên có cũi nhốt chó và cho chó ỉa đúng nơi quy định.
5. Có chế độ kiểm soát sát sinh chặt chẽ, không cho chó ăn những khí quan của trâu, bò, dê, cừu… có ấu trùng sán dây.
6. Tẩy sán dây cho chó: sử dụng thuốc Praziquantel liều 10mg/kg TT hoặc Niclosamid liều 100mg/kg TT để tẩy sán dây cho chó, thuốc có hiệu quả cao, an toàn và thuận tiện khi sử dụng.
Định kỳ tẩy sán dây cho chó 4 lần/năm. Cần chú ý tẩy sán dây cho chó ở giai đoạn dưới 1 năm tuổi.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
* Vềđặc điểm dịch tễ bệnh sán dây chó ở huyện Phú Bình
- Đã phát hiện 2 loài sán dây ký sinh trên chó ở huyện Phú Bình:
Spirometra erinaceieuropaei, Dipylidium caninum. Trong đó, tỷ lệ nhiễm
Dipylidium caninum là 30,34%, với cường độ nhiễm 1- 40 sán dây/chó; tỷ lệ nhiễm Spirometra erinaceieuropaei có tỷ lệ nhiễm thấp hơn với 17,98% và cường độ nhiễm dao động từ 1 – 8 sán dây/chó.
- Tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó tại Thị trấn Hương Sơn, xã Xuân Phương, xã Tân Thành, xã Kha Sơn qua xét nghiệm phân là 40,73% biến động từ 38,16% - 43,24%.
- Tháng 6 chó nhiễm sán dây với tỷ lệ thấp nhất (39,13%), tiếp đến là tháng 7 (39,71%), sau đó đến tháng 8 (41,03%), tháng 9 (41,67%) và tháng 10 chó nhiễm sán dây với tỷ lệ cao nhất (42,31%).
- Chó > 2 – 6 tháng tuổi và chó > 6 – 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất (50,68% và 51,85%), tiếp đến là chó > 12 tháng tuổi (28,85%), thấp nhất là chó ≤ 2 tháng tuổi (21,28%).
- Chó nội có tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất (51,03%), tiếp đến chó lai (34,52%) và thấp nhất là chó ngoại (12,50%).
* Về bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây chó
- Chó bị bệnh sán dây chó thường có triệu chứng: phân có đốt sán dây, ngứa hậu môn, gầy còm, kém ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, có triệu chứng thần kinh: 4 chân run rẩy, đi xiêu vẹo. Tỷ lệ có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh là 22,76% (biến động từ 7,14% -100%).
- Tỷ lệ có bệnh tích đại thể ở ruột chó do sán dây gây ra là 20,93%. Các bệnh tích chủ yếu là: niêm mạc ruột xuất huyết, phủ chất nhầy đặc đỏ, niêm
mạc ruột có nhiều nốt loét nhỏ, xung quanh niêm mạc ruột sán dây bám vào sần sùi và đỏ hơn các vùng khác.
* Về thử nghiệm thuốc tẩy sán dây cho chó và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh
- Thuốc Niclosamid (liều 100mg/kg TT) và thuốc Praziquantel (liều 10mg/kgTT) dùng để tẩy sán dây ở chó đều có độ an toàn và hiệu lực cao. Bột hạt cau (liều 2000mg/kg TT) an toàn nhưng hiệu lực thấp.
- Qua kết quả thử nghiệm thuốc trên diện hẹp, diện rộng đã xác định được Praziquantel là thuốc có hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh sán dây ở chó, nên lựa chọn dùng thuốc Praziquantel (hiệu lực 96,43%) để tẩy sán dây cho chó ở các địa phương.
- Biện pháp tổng hợp phòng trị bệnh sán dây chó gồm 6 biện pháp chính.
5.2. Tồn tại
Do thời gian thực tập có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành thí nghiệm trên địa bàn 4 xã, thị trấn của huyện Phú Bình, chưa đánh giá được hết tình hình nhiễm sán dây chó trên diện rộng.
Số lượng chó mổ khám còn ít nên kết quả chưa thể phản ánh một cách chính xác về các loại sán dây chó nhiễm ở huyện và bệnh tích của chó khi bị bệnh.
5.3. Đề nghị
Phòng bệnh cho chó ở tất cả các lứa tuổi để hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ nhiễm giun sán.
Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh ký sinh trùng và áp dụng quy trình tổng hợp phòng chống bệnh sán dây cho chó ở các địa phương tỉnh Thái Nguyên.
Sử dụng thuốc Praziquantel liều 10mg/kg TT để tẩy sán dây cho chó. Tiếp tục nghiên cứu với dung lượng mẫu lớn trên phạm vi rộng và thời gian nghiên cứu dài để có kết quả nghiên cứu toàn diện khách quan về bệnh sán dây ở chó cũng như một số bệnh khác ở địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2004), Bệnh thường gặp ở chó mèo và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 80 - 83.
2. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. tr 235 - 239.
3. Tô Du, Xuân Giao (2006), Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng trị bệnh thường gặp, Nxb Lao động xã hội, tr. 69 - 72.
4. Phạm Khắc Hiếu (2009), Giáo trình dược lý học thú y, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 141 - 144.
5. Nguyễn Hữu Hưng, Cao Thanh Bình (2009), “Tình hình nhiễm giun sán ở chó tại thành phố Cần Thơ và hiệu quả của một số thuốc tẩy trừ”,
Tạpchí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVI, số 4, tr. 66.
6. Bùi Quý Huy (2006), Phòng chống các bệnh ký sinh trùng từ động vật lây sang người, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 123 - 127.
7. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.81 - 112.
8. Nguyễn Thị Kỳ (1994), Sán dây (Cestoda) ký sinh ở động vật nuôi Việt Nam, Tập I, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Kỳ (2003), Động vật chí Việt Nam, Tập 13, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội – 2003.
10. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999),
Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 72 - 76, 83 - 85.
11. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học),
12. Phạm Sỹ Lăng (2002), “Bệnh sán dây của chó ở một số tỉnh phía bắc Việt Nam”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập IX, số 2, tr. 83 - 85.
13. Phạm Sỹ Lăng, Trần Anh Tuấn, Bùi Văn Đoan, Vương Lan Phương (2006), Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho chó, Nxb Lao động xã hội, tr. 117 - 120.
14. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Kim Thành, Nguyễn Văn Thọ, Chu Đình Tới (2009), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 221 - 227
15. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 48.
16. Lê Hữu Nghị, Nguyễn Văn Duệ, (2000), “Tình hình nhiễm giun sán của chó nuôi tại thành phố Huế và hiệu quả thuốc tẩy”, Tạp chí KHKT Thú y,
tập VII, số 4, tr. 58 - 62.
17. Nguyễn Thị Quyên (2011), “Nghiên cứu bệnh sán dây ở chó tại một số
huyện thành của tỉnh Phú Thọ và biện pháp phòng trị”, Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp,tr 46, 47, 79.
18. Lê Thị Tài, Đoàn Thị Kim Dung, Phương Song Liên (2006), Phòng trị một số bệnh thường gặp trong thú y bằng thuốc nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr
104 - 114.
19. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1975), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
20. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 36, 58-
61, 218 - 226.
21. Chu Đức Thắng, Hồ Văn Nam, Phạm Ngọc Thạch (2007), Giáo trình chẩn đoán bệnh gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Thiện (2008), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Trịnh Văn Thịnh (1977), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 106 - 107.
24. Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 238 - 241.
25. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Phương pháp phòng chống bệnh giun sán ở vật nuôi, Tủ sách khuyến nông phục vụ người lao động, Nxb Lao động, Hà Nội, tr. 103 - 110.
26. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh
ởđộng vật Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, tr. 217 - 218, 222.
II. TÀI LIỆU DỊCH TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI
27. Skrjabin K. I., Petrov A.M. (1963), Nguyên lý môn giun tròn thú y,
Tập 1, tr. 41 (Bùi Lập và Đoàn Thị Băng Tâm dịch nguyên bản tiếng Nga), Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1977.
III. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
28. Balicka-Ramisz A., Ramisz A., Pilarczyk B., Cisek A., Rolicz B. (2004), Alimentary tract parasite occurrence in dogs in the area of North-
Western Poland, electronic journal of polish agricultural universities 7 (1).
29. Borkovcova M. (2003), “Prevalence of intestinal parasites of dogs in rural areas of South Moravia (Czech Republic)”, Helminthology 40,
pp. 141 - 146.
30. Dalimi A., Sattari A., Motamedi G. (2006), “A study onintestinal helminths of dogs, foxes and jackals in thewestern part of Iran”, Veterinary Parasitology 142, pp.129 - 133.
31. Dubna S., Langrova I., Napravnik J., Jankowska I., Vadlejch J., Pekar S., Fechner J.(2007), “The prevalence of intestinal parasites in dogs from
Prague, rural areas, and shelters of the Czech Republic”, Veterinary
Parasitology 145, pp. 120 - 128. 32. Faust E. C., Campbell H. E. and Kellog G. R., (1929), “Morphological
and biological studies on the species of Diphyllobothrium in China”
Am. J. Epidemiol, 9, (3), pp. 560 - 583. 33. Fukumoto S. Tsuboi T, Hirai K, Phares CK. (1992), “Comparison of
isozyme patterns between S. Erice ang s. Mansonoidess by isoelectric
focusing”, J. Parasitol 78, pp. 735 - 738. 34. Muller, (1935), “A Diphyllobothrium from cats and dog in the
Syracuse region”, J. parasitol, 21, pp. 114 - 121. 35. Seymour Weiss (1996), The west highland white terrier, Wiley
Publishing, Inc, New York, NY, pp. 71 - 72. 36. Tuzer E., Bilgin Z., Oter K., Ergin S., Tinar R. (2010), “Efficacy of Praziquantel
injectable solution against Feline and Canine Tapeworms”, Turkiye Parazitol
Derg 34 (1), pp. 17 - 20. 37. Tylkowska A., Pilarczyk B., Gregorczyk A., Templin E. (2010),
“Gastrointestinal helminths of dogs in western pomerania. Poland”,
Wiad parazytol, 56 (3), pp. 269 - 276. 38. Valerie Foss (2003), The untimate golden retriever, second edition, Wiley
Pulishing Inc, pp. 240 - 241. 39. Xhaxhiu D., Kusi I., Rapti D., Kondi E., Postoli R., Dimitrova ZM.,
Visser M., Knaus M., Rehbin S. (2010), “Principal intestinal
parasites of dogs in Tirana, Albania”, Klinika Veterinare, Bulevardi
Gjergj Fishta, Kulla II Jeshile, Ap. 3, Tirana Albania, 108 (2),
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI
Ảnh 1: Mổ chó tại xã Xuân Phương tìm sán dây
Ảnh 2: Bảo quản sán dây thu thập được trong cồn 700
Ảnh 3: Loài sán dây
Dipylidium canium
Ảnh 4: Loài sán dây
Spirometra erinaceieuropaei
Ảnh 5: Đầu loài sán dây
Spirometra erinaceieuropaei
Ảnh 6: Đốt lưỡng tính loài sán dây
Ảnh 7, 8 : Đốt lưỡng tính loài sán dây Dipylidium canium
Ảnh 9: Đầu loài sán dây
Dipylidium canium
Ảnh 10: Mẫu phân chó thu thập được ở huyện Phú Bình
Ảnh 11, 12: Xét nghiệm mẫu phân chó bằng phương pháp gạn rửa sa lắng
Ảnh 13, 14: Đoạn sán dây lủng lẳng ở hậu môn chó rồi rơi xuống đất
Ảnh 17, 18: Ruột chó bị bệnh sán dây Ảnh 15, 16: Đốt sán dây thải ra theo phân chó