Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây ở chó nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, (Trang 37)

Nguyễn Thị Kỳ (1994) [8] cho biết: so với các nhóm giun sán khác thì sán dây ít được nghiên cứu hơn, nên những hiểu biết về thành phần loài sán dây còn chưa được đầy đủ.

Việc nghiên cứu sán dây ở Việt Nam được bắt đầu từ hơn 1 thế kỷ trước. Năm 1870, Cande J. lần đầu tiên mô tả loài sán dây Diphyllobothrium

công trình nghiên cứu lẻ tẻ về một vài loài sán dây gây bệnh cho người. Từ đó, việc nghiên cứu về thành phần sán dây ở người được chú ý hơn, rồi mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số động vật nuôi và một số động vật hoang dã.

Năm 1914, Casaux đã phát hiện được ở gan người hai nang sán

Cysticercus tenuicollis của loài sán Taenia hydatigena ký sinh ở chó.

Năm 1925, Houdemer tiến hành nghiên cứu ký sinh trùng ở thú nuôi và thú hoang Bắc Bộ cũng phát hiện thấy ấu trùng Cysticercus tenuicollis và loài

sán Dipylidium caninum, đồng thời tác giả đã bổ sung thêm các loài trong đó có loài Taenia hydatigena và Taenia pisiformis.

Nguyễn Thị Kỳ (2003) [9] đã mổ khám 174 cá thể thuộc 21 loài của bộ ăn thịt kết quả cho thấy, trong các loài mèo rừng, cầy giông, cầy hương, cày lỏn và chó nhà được mổ khám phát hiện thấy các loài Taenia hydatigena, Taenia

pisifomis, Multiceps multiceps, Spirometra erinaceieuropaei, Dipylidium caninum.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Quyên (2011) [17] cho biết: có 6 loài sán dây đã được tìm thấy trên chó ở Phú Thọ gồm: Dipylidium caninum, Taenia

hydatigena, Taenia pisiformis, Multiceps multicep, Spirometra erinaceieuropaei, loài Spirometra mansonoides trong đó có Spirometra erinaceieuropaei, loài

Spirometra mansonoides là 2 loài lần đầu tiên được phát hiện trên chó Việt Nam và được mô tả như sau:

- Loài Spirometra erinaceieuropaei (Rudolphu, 1819) Mueller,1937:

Cơ thể sán dài 300 – 800 mm, rộng nhất 3 – 5 mm, phân đốt không rõ ràng ở các đốt chưa trưởng thành. Đầu dài, hình ngón tay với môi rất mảnh ở mép, khe bám rộng và nông, đầu dài 0,70 mm, rộng 0,28 mm. Không có cổ, chuỗi đốt bắt đầu ngay sau đầu xếp lợp. Các đốt đầu tiên chiều rộng lớn hơn nhiều so với chiều dài, đường ngăn cách giữa các đốt không rõ ràng, chiều rộng đốt ngay sau đầu 0,36mm. Đốt trưởng thành sinh dục kích thước 0,9 – 2,4 × 3,2 – 3,5 mm. Hệ bài tiết chạy dọc hai bên cơ thể, có các ống nối ngang

ở bờ dưới của mỗi đốt. Tinh hoàn hình tròn, số lượng 150 – 180, đường kính 0,032 -0,04 mm, phân bố trong tủy nhu mô. Buồng trứng dạng xoang, phân thùy, nằm ở dưới của đốt, kích thước 0,9 – 0,82 × 0,12 – 0,14 mm. Noãn hoàng xếp lộn xộn ở trong tủy nhu mô nhưng tập trung nhiều ở vỏ của đốt. Lỗ sinh dục mở ra ở mặt bụng, nằm sát bờ trên của đốt, đường kính 0,18 – 0,2 mm. Tử cung hình ống dạng xoắn, thành mỏng, chứa đầy trứng nằm ở nửa dưới của đốt.Trứng hình bầu dục, kích thước 0,056 – 0,052 × 0,032 – 0,028 mm.

- Loài Spirometra mansonoides (Mueller, 1935) Mueller, 1937

Cơ thể sán dài và dày, dài 1200 – 2000 mm, rộng nhất 5 – 10 mm. Đầu dài, hình ngón tay với môi rất mảnh ở mép, khe bám rộng và nông. Đầu dài 0,96 mm, rộng 0,32 mm. Cổ dài 2,96 mm, rộng 0,28 mm. Các đốt đầu tiên chiều rộng lớn hơn nhiều so với chiều dài, đường ngăn cách giữa các đốt không rõ ràng. Đốt trưởng thành sinh dục kích thước 0,6 – 1,0×5,8 – 9,0 mm. Hệ bài tiết chạy dọc hai bên cơ thể, có các ống nối ngang ở bờ dưới của mỗi đốt. Tinh hoàn hình tròn, rất nhiều, số lượng 200 – 250, đường kính 0,04 mm, phân bố dày đặc trong tủy nhu mô. Buồng trứng dạng xoang, phân thùy nằm ở dưới của đốt, kích thước 0,20 – 0,24 × 1,20 – 1,30 mm. Noãn hoàng xếp lộn xộn ở trong tủy nhu mô. Lỗ sinh dục mở ra ở mặt bụng giữa đốt, đường kính lỗ sinh dục 0,088 mm. Tử cung hình dạng xoắn ốc gấp khúc nhiều lần, thành mỏng chứa đầy trứng nằm ở dưới của đốt. Trứng to, hình bầu dục, kích thước 0,056 – 0,048 × 0,028 – 0,032 mm.

Nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng từ năm 1982 – 1985 cho thấy: trong 138 chó bị bệnh sán dây có 101 chó nhiễm Dypilidium caninum, chiếm tỷ lệ 73,91%. Chó con từ 27 – 30 ngày tuổi đã bị nhiễm sán. Chó nuôi ở thành phố chủ yếu bị bệnh sán dây do Dypilidium caninum (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng, 2002 [12]).

Theo Nguyễn Hữu Hưng và Cao Thanh Bình (2009) [5], kiểm tra 597 mẫu phân chó tại thành phố Cần Thơ, có 95 mẫu nhiễm sán dây (15,91%).

Chó nhiễm sán dây Dipylidium caninum ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ nhiễm biến động từ 14,78 – 16,58%.

Phạm Sỹ Lăng (1992) cho biết: tẩy cho 67 trường hợp chó nhiễm sán dây, thấy tỷ lệ sạch sán và khỏi bệnh đạt 85% khi dùng Yomesan (còn có tên là Niclosamid (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng và cs, 2009 [14]).

Theo Phạm Đức Chương và cs (2003) [2]: cơ chế tác dụng của Niclosamid là ức chế sự hấp thu đường và ngăn cản quá trình phosphoryl hóa trong ty lạp thể của sán dây. Sự phong tỏa chu trình Krep dẫn đến tích lũy acid lactic và giết chết sán. Sự kích thích quá mức hoạt động của adenosine triphosphate (ATP) của ty lạp thể có thể liên quan đến tác dụng của Niclosamid với sán dây. Sán dây chết và bị nát trong đường tiêu hóa trước khi rời ký chủ, vì vậy không tìm thấy đầu và đốt sán trong phân gia súc được tẩy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây ở chó nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)