- Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh sán dây - Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá của chó bị bệnh sán dây
3.2.3. Thử nghiệm thuốc tẩy sán dây cho chó và đề xuất biện pháp phòng bệnh
- Hiệu lực của một số thuốc tẩy sán dây cho chó - Độ an toàn của thuốc tẩy sán dây cho chó
- Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh sán dây cho chó
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp xác định tình hình nhiễm sán dây ở chó
Bố trí thu thập mẫu được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc. Tiến hành mổ khám 89 con chó tại các cơ sở giết mổ chó của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, thu thập và xét nghiệm 70 – 80 mẫu phân chó ở mỗi xã ở các giai đoạn tuổi khác nhau.
* Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại sán dây ở chó
- Phương pháp mổ khám chó
Để tìm sán dây ký sinh ở hệ tiêu hoá, tiến hành mổ khám chó theo phương pháp mổ khám toàn diện cơ quan tiêu hoá, thu thập mẫu sán dây ký sinh ở ruột của chó (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008) [11].
Cách mổ khám và thu thập sán dây: Dùng kéo nhọn, sắc cắt dọc theo chiều dài của ruột, nạo nhẹ niêm mạc ruột và gạt toàn bộ chất chứa vào cốc thuỷ tinh dung tích 300 ml có chứa nước sạch. Dùng phương pháp lắng cặn để thu thập sán dây. Đếm số lượng sán dây ở mỗi chó.
- Phương pháp thu thập và định loại sán dây ở chó
Sán dây sau khi thu thập được làm chết tự nhiên trong nước lã, sau đó làm sạch bằng nước cất, bảo quản trong cồn 700. Phân loại sơ bộ các loài sán dây đã thu thập được bằng kính lúp và kính hiển vi, căn cứ vào hình thái,
cấu tạo của sán dây trưởng thành theo khoá định loại của Phan Thế Việt và cs (1977) [26], Nguyễn Thị Kỳ (1994) [8]. Việc xác định chính xác thành phần loài sán dây ở đường tiêu hoá chó được thực hiện ở Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
* Phương pháp thu thập mẫu phân, xét nghiệm và đánh giá tỷ lệ nhiễm sán dây
- Phương pháp thu thập mẫu phân
Việc thu thập mẫu được tiến hành ngẫu nhiên tại hộ nuôi chó. Số mẫu phân được lấy ở các xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Mẫu phân chó mới thải ra được thu thập ngẫu nhiên vào các buổi sáng, để trong túi nilon buộc kín. Những mẫu xác định được đúng các thông tin sau thì ghi vào nhãn: loại chó, tuổi, tính biệt, trạng thái phân và các biểu hiện lâm sàng của chó, thời gian, địa chỉ. Những mẫu không xác định được đúng các thông tin thì chỉ ghi nhãn: địa điểm, thời gian lấy mẫu.
Các loại mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng học.
- Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm sán dây :
Xét nghiệm tìm đốt sán do chó thải ra trong phân theo phương pháp gạn rửa sa lắng: Cho từng mẫu phân vào cốc thuỷ tinh, thêm 5 - 10 lần nước lã sạch, khuấy tan rồi để yên 15 - 20 phút cho lắng xuống, gạn nước trên đi, lại cho nước vào, rửa đi rửa lại nhiều lần cho đến khi nước trong suốt, cho cặn vào đĩa petri, đặt trên tờ giấy màu đen để quan sát bằng mắt thường và kính lúp tìm các đoạn và các đốt sán dây. Nếu có đốt sán thì dùng bút lông hoặc lông gà khời ra. Những mẫu phân tìm thấy đốt sán dây được xác định là có nhiễm (+), ngược lại là không nhiễm (-).
* Phương pháp xác định cường độ nhiễm sán dây
- Cường độ nhiễm sán dây được xác định bằng số lượng sán dây ký sinh/chó bằng phương pháp mổ khám thu thập và đếm số lượng sán ký sinh ở mỗi chó, đồng thời đếm số lượng đốt sán dây/lần thải phân bằng phương pháp soi kính lúp, đếm tất cả những đốt sán phát hiện trong mẫu.
- Cường độ nhiễm sán dây qua xét nghiệm phân được xác định bằng cách đếm số lượng đốt sán dây/lần thải phân (soi kính lúp, đếm tất cả những đốt sán phát hiện trong mẫu phân).