Chúng tôi đã theo dõi triệu chứng lâm sàng của 123 chó nhiễm sán dây. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị bệnh sán dây Số chó nhiễm sán dây (con) Số chó có biểu hiện lâm sàng (con) Tỷ lệ có biểu hiện lâm sàng (%)
Các biểu hiện lâm sàng chủ yếu Những biểu hiện chủ yếu Số chó (con) Tỷ lệ (%) 123 28 22,76 Phân có đốt sán dây 28 100
Ngứa hậu môn 5 17,86
Nôn mửa, ăn ít 4 14,29
Gầy còm, lông rụng nhiều
11 39,29
Rối loạn tiêu hóa kéo dài: khi ỉa chảy khi táo.
6 21,43
Có triệu chứng thần kinh: 4 chân run rẩy, đi xiêu vẹo.
2 7,14
Kết quả bảng 4.6 cho thấy:
Trong tổng số 123 chó nhiễm sán dây có 28 chó có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh, tỷ lệ nhiễm chung là 22,76%. Các biểu hiện triệu chứng chủ yếu của bệnh bao gồm: phân có đốt sán dây (100%); ngứa hậu môn
(17,86%) nôn mửa,ăn ít (14,29%); gầy còm, lông rụng nhiều (39,29%); rối loạn tiêu hóa kéo dài: khi ỉa chảy, khi táo (21,43%); có triệu chứng thần kinh: 4 chân run rẩy, đi xiêu vẹo ( 7,14%).
Qua theo dõi triệu chứng lâm sàng của chó nhiễm sán dây, chúng tôi nhận thấy triệu chứng lâm sàng của chó nhiễm sán dây có thể nhận biết được, nhất là khi phát hiện có nhiều đốt sán trắng trong phân. Đây là cơ sở quan trọng để chẩn đoán bệnh trong thực tế chăn nuôi chó. Theo dõi triệu chứng lâm sàng kết hợp với tìm hiểu đặc điểm dịch tễ và kiểm tra đốt sán dây trong phân là phương pháp có thể chẩn đoán được bệnh sán dây.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1977) [23] cho biết: chó chỉ phát thành triệu chứng nếu có quá nhiều sán, với biểu hiện: đau bụng, đi tả, ăn không đều, ngứa hậu môn, có khi bị co giật; cuối cùng thiếu máu, gầy rạc. Chó thường ỉa ra những đốt sán lòng thòng ở hậu môn, chó cọ hậu môn vào tường để đẩy sán ra.
Theo Tô Du và Xuân Giao (2006) [3] cho rằng: chó bị bệnh sán dây thường gầy yếu, suy nhược, thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, viêm ruột, giảm khả năng sinh sản, chết do kiệt sức.
Như vậy, chó ở huyện Phú Bình về cơ bản cũng đã thể hiện các triệu chứng lâm sàng như các tác giả trên đã mô tả.