Tỷ lệ nhiễm sán dây theo giống chó (qua xét nghiệm phân)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây ở chó nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, (Trang 54)

Để xác định được tỷ lệ nhiễm sán dây theo giống chó, chúng tôi đã xét nghiệm 253 mẫu phân của 3 giống chó nội, chó lai và chó ngoại. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.5 và hình 4.3.

Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo giống chó (qua xét nghiệm phân) Giống chó Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm

(%)

Nội 145 74 51,03

Lai 84 29 34,52

Ngoại 24 3 12,50

Kết quả bảng 3.5 cho thấy:

Trong tổng số 253 mẫu phân của 3 giống chó khác nhau (chó nội, chó lai, chó ngoại) có 106 mẫu nhiễm sán dây, tỷ lệ nhiễm chung là 41,90%, biến động từ 12,50% - 51,03%.

- Đối với chó nội: trong tổng số 145 mẫu phân kiểm tra, có 74 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 51,03%.

- Đối với chó lai: trong tổng số 84 mẫu phân kiểm tra, có 29 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 34,52%.

- Đối với chó ngoại: trong tổng số 24 mẫu phân kiểm tra, có 3 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 12,50%.

Tỷ lệ nhiễm có sự khác nhau giữa các giống chó: cao nhất là chó nội (51,03%), tiếp đến chó lai (34,52%), thấp nhất là chó ngoại (12,50%).

Có sự khác nhau như trên, theo chúng tôi là có liên quan đến việc chăm sóc, phòng bệnh cho chó. Chó nội được nuôi thả tự do là chủ yếu nên có thời gian tiếp xúc với KCTG nhiều, chó dễ nhiễm sán dây. Ngược lại chó ngoại được nuôi nhốt là chủ yếu, được tắm chải thường xuyên, công tác vệ sinh phòng bệnh tốt nên chó ngoại ít tiếp xúc với mầm bệnh và KCTG mang ấu trùng sán dây; chính vì vậy, chó ngoại ít bị nhiễm sán dây hơn.

Hình 4.3 minh họa rõ hơn tỷ lệ nhiễm sán dây theo giống chó, qua sự cao thấp của các cột trong biểu đồ cho thấy cao nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm của chó nội, thấp nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm của chó ngoại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây ở chó nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, (Trang 54)