Tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó tại các xã của huyện Phú Bình,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây ở chó nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, (Trang 50)

Thu thập 302 mẫu phân chó tại Thị trấn Hương Sơn, xã Xuân Phương, xã Tân Thành, xã Kha Sơn. Bằng phương pháp gạn rửa sa lắng, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó.

Kết quả về tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó được trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.1.

Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó (qua xét nghiệm phân) Địa phương

(xã, thị trấn) Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%)

Thị trấn Hương Sơn 76 29 38,16

Xuân Phương 80 32 40,00

Tân Thành 74 32 43,24

Kha Sơn 72 30 41,67

Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

Qua kiểm tra 302 mẫu phân chó có 123 mẫu nhiễm, tỷ lệ nhiễm chung là 40,73%, biến động từ 38,16% - 43,24%. Kết quả này phản ánh tình hình nhiễm sán dây chó ở 4 xã, thị trấn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên là khá phổ biến.

So sánh giữa 4 địa phương được điều tra chúng tôi thấy: Tỷ lệ này có sự khác nhau, xã Tân Thành có tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất (43,24%), tiếp đó là xã Kha Sơn (41,76%), xã Xuân Phương (40,00%) và thấp nhất là thị trấn Hương Sơn (38,16%).

Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy: chó nuôi ở nơi tình trạng vệ sinh thú y kém, phương thức chăn nuôi thả rông, chế độ kiểm soát giết mổ lỏng lẻo thì tỷ lệ nhiễm sán dây tăng lên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [7], Nguyễn Kim Lan và cs (1999) [10].

Tỷ lệ nhiễm sán dây chó được thể hiện rõ hơn qua hình 4.1.

Qua hình 4.1 cho thấy các cột của biểu đồ cao thấp khác nhau, thấp nhất là cột tỷ lệ nhiễm sán dây ở Thị trấn Hương Sơn, cao nhất là cột tỷ lệ nhiễm sán dây ở xã Tân Thành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây ở chó nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)