Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở chó theo thành phần loài qua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây ở chó nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, (Trang 49)

Bằng phương pháp mổ khám không toàn diện cơ quan tiêu hóa của 89 chó ở các cơ sở giết mổ chó tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ, cường độ nhiễm sán dây của chó theo thành phần loài sán dây thu thập được được thực hiện ở Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật chúng tôi đã xác định được 2 loài sán dây ký sinh ở chó.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở chó theo thành phần loài (qua mổ khám)

Loài sán dây Số chó mổ khám (con) Số chó nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (số lượng sán/chó) Dipylidium caninum 89 27 30,34 1 - 40 Spirometra erinaceieuropaei 16 17,98 1-8 Kết quả bảng 4.1 cho thấy:

Đã phát hiện được 2 loài sán ký sinh ở chó Phú bình đó là: Spirometra erinaceieuropaei, Dipylidium caninum.

Việc mô tả và đo vẽ được thực hiện từ mẫu vật thu được. Hiện mẫu vật đang được lưu ở phòng Ký sinh trùng - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.

Trong đó loài sán dây Dipylidium caninum có tỷ lệ nhiễm là 30,34%, với cường độ nhiễm dao động từ 1- 40 sán dây/ chó. Loài sán dây Spirometra erinaceieuropaei có tỷ lệ nhiễm thấp hơn với 17,98% và cường độ nhiễm dao động từ 1 – 8 sán dây/chó.

Như vậy, sán dây loài Dipylidium caninum có số lượng ký sinh ở ruột non chó cao hơn loài Spirometra erinaceieuropaei

Từ kết quả trên, chúng tôi nhận xét, sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa 2 loài sán dây tìm thấy có liên quan mật thiết đến chu kỳ sinh học của mỗi loài sán dây. Chó nhiễm Dipylidium caninum với tỷ lệ cao là do vòng đời phát triển cần KCTG là bọ chét. Bọ chét chủ yếu ký sinh trên cơ thể chó, do vậy cơ hội và thời gian tiếp xúc của chó với bọ chét nhiều hơn so với các loại KCTG khác.

Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Spirometra erinaceieuropaei trên chó

thấp hơn do vòng đời phát triển cần 2 KCTG, KCTG thứ nhất là các loài giáp xác và KCTG bổ sung là cá nên cơ hội của chó ít gặp và tiếp xúc hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây ở chó nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, (Trang 49)