1/ Khối lượng công tác làm nền.
- Khối lượng đào đất 102240 m3. - Khối lượng đắp đất 67890.17m3. - Khối lượng đào rãnh 2251.94 m3.
- Khối lượng bóc đất hữu cơ 13516.63m3.
2/ Khối lượng các công trình.
- Cống tròn BTCT:
+ Cống tròn đơn φ 1.5m ,2 chiếc 26m). + Cống tròn đơn φ 0.75m, 9 chiếc (116m).
3/ Khối lượng công tác mặt đường:
Tổng diện tích mặt đường: 43391.36 m2. Tổng diện tích phần lề gia cố: 24795.06 m2.
CHƯƠNG II.: LUẬN CHỨNG CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG.
Khi chọn phương án thi công phải dựa trên các yêu cầu sau: - Trình độ thi công, kỹ thuật thi công .
- Khả năng cung cấp vật tư kỹ thuật và năng lực xe máy công nghệ thi công của đơn vị thi công.
- Đặc điểm tự nhiên của khu vực tuyến. - Các điều kiện đặc biệt khác của tuyến.
I CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
1/ Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền.
- Khái niệm: Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền là phương pháp tổ chức mà ở đó quá trình thi công được chia thành nhiều công việc có liên quan chặt chẽ với nhau và được sắp xếp thành một trình tự hợp lý.
- Việc sản xuất các sản phẩm được tiến hành liên tục, đều đặn theo một hướng và trong một thời gian nào đó sẽ đồng thời thi công trên toàn bộ diện thi công của dây chuyền. Đây là phương pháp tổ chức thi công tiên tiến, nó thích hợp với việc tổ chức kéo dài của công trình làm đường ô tô.
- Ưu điểm của phương pháp:
+ Công trình được đưa vào sử dụng sớm nhờ việc sử dụng các đoạn đường đã làm xong để phục vụ cho thi công và vận chuyển hàng hóa do đó tăng nhanh được thời gian hoàn vốn.
+ Tập trung được máy móc, thiết bị các đội chuyên nghiệp cho nên việc sử dụng và bảo quản sẽ tốt hơn, giảm nhẹ khâu kiểm tra trong lúc thi công và nâng cao năng suất của máy làm giảm giá thành thi công cơ giới.
+ Chuyên môn hoá được công việc, nhân công có trình độ tay nghề cao do đó làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng công trình.
+ Tập trung thi công trên đoạn đường ngắn nên việc lãnh đạo, chỉ đạo thi công và kiểm tra chất lượng sản phẩm có thuận lợi hơn.
+ Nâng cao trình độ thi công nói chung và rút ngắn được thời gian quay vòng vốn, máy móc do đó giảm được khối lượng công tác xây lắp dở dang.
+ Phải định hình hóa các công trình của đường và phải có công nghệ thi công ổn định.
+ Khối lượng công tác phải phân bố đều trên tuyến.
+ Dùng tổ hợp máy thi công có thành phần không đổi để thi công trên toàn tuyến.
+ Từng đội, từng phân đội thi công phải hoàn thành công tác được giao trong thời hạn qui định, do đó phải xây dựng chính xác định mức lao động.
+ Cung cấp liên tục và kịp thời vật liệu cần thiết đến nơi sử dụng theo đúng yêu cầu của tiến độ tổ chức thi công.
2/ Phương pháp thi công tuần tự.
Khái niệm: Phương pháp thi công tuần tự là đồng thời tiến hành cùng một loại công việc trên toàn bộ chiều dài của tuyến thi công và cứ tiến hành như vậy từ công tác chuẩn bị đến hoàn thiện.
- Đặc điểm của phương pháp : Mọi công tác từ chuẩn bị đến hoàn thiện đều do một đơn vị thi công. Khi tuyến dài người ta có thể chia thành nhiều đoạn nhưng vẫn thi công theo phương pháp tuần tự.
- Ưu điểm: Địa điểm thi công không bị thay đổi cho nên việc tổ chức đời sống cho cán bộ công nhân thuận lợi hơn.
- Nhược điểm:
+ Yêu cầu về máy móc tăng so với phương pháp thi công theo dây chuyền vì phải đồng thời triển khai một loại công tác ở nhiều địa điểm.
+ Máy móc và công nhân phân tán trên diện rộng cho nên việc chỉ đạo kiểm tra quá trình thi công gặp nhiều cản trở.
+ Quản lý thi công và kiểm tra chất lượng công trình gặp nhiều khó khăn. + Khó nâng cao tay nghề công nhân.
+ Không đưa được những đoạn đường làm xong sớm vào sử dụng. - Điều kiện áp dụng:
+ Khi xây dựng các tuyến đường ngắn, không đủ bố trí dây chuyền tổng hợp. + Khó khôi phục các tuyến đường bị chiến tranh phá hoại.
3/ Phương pháp thi công phân đoạn:
- Khái niệm: Tổ chức thi công theo phương pháp phân đoạn là chỉ triển khai công tác trên từng đoạn riêng biệt của đường, chuyển đến đoạn tiếp theo khi đã hoàn thành công tác trên đoạn trước đó. Theo phương pháp này có thể đưa từng đoạn đường đã làm xong vào khai thác, chỉ có thời gian đưa đoạn cuối và khai thác là trùng với thời gian đưa toàn bộ đoạn đường vào sử dụng.
- Ưu điểm: Thời gian thi công theo phương pháp này ngắn hơn thời gian thi công theo phương pháp tuần tự. Chỉ triển khai thi công cho từng đoạn nên việc sử dụng máy móc, nhân lực tốt hơn, khâu quản lý và kiểm tra thuận lợi hơn.
- Nhược điểm: Phải di chuyển cơ sở sản xuất, kho bãi nhiều lần do đó việc tổ chức đời sống cho cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn.
- Điều kiện áp dụng:
+ Tuyến đường dài nhưng không đủ máy móc để thi công phương pháp dây chuyền.
+ Trình độ tổ chức và kiểm tra chưa cao.
+ Trình độ tay nghề của công nhân chưa cao, chưa được chuyên môn hoá.
4/ Phương pháp thi công hỗn hợp:
- Khái niệm: Phương pháp thi công hỗn hợp là phương pháp phối hợp các hình thức thi công theo dây chuyền và phi dây chuyền, có 3 phương pháp hỗn hợp.
+ Phương pháp 1: Tách riêng khối lượng các công tác tập trung để thi công theo phương pháp tuần tự.
+ Phương pháp 2: Một số công tác tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền và tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự.
+ Phương pháp 3: Tổ chức thi công chung theo phương pháp phân đoạn, trong từng đoạn thi công theo phương pháp tuần tự và dây chuyền.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp thi công hỗn hợp được áp dụng trên đoạn tuyến có khối lượng tập trung nhiều và có nhiều công trình thi công cá biệt.