Làn xe rẽ trái được xem xét bố trính trong các trường hợp sau:
-Các hướng đi thẳng được ưu tiên do lưu lượng lớn, tốc độ cao, có dấu hiệu dễ gây ùn tắc, dễ gây tai nạ giao thông do rẽ trái
- Nút có dải phân cách đủ rộng để bố trí làn xe rẽ trái.
- Tỷ lệ xe rẽ trái khá lớn (>10% tổng lưu lượng xe của nhánh dẫn vào nút hoặc >30 xe/h).
- Nút điều khiển có pha đèn dành riêng cho xe rẽ trái. - Tại nút giao chỉ có 2 làn xe dẫn đến xung đột các chiều. Chiều dài làn xe rẽ trái có thể lấy bằng :
L= Lx + Lv Trong đó:
Lx : Chiều dài đoạn xếp xe chờ rẽ trái (m) Lv : Chiều dài đoạn chuyển làn (m).
Chiều dài đoạn chuyển làn Lv được lấy giá trị lớn hơn khi so sánh 2 giá trị: chiều dài đoạn chuyển từ làn xe chạy thẳng kế liền sang làn xe rẽ trái (Lc) và chiều dài đoạn chuyển tốc (Lg).
Lc = . 6
V d
Trong đó: V: vận tốc thiết kế trên đường : V = 60 Km/h d : Bề rộng làn xe rẽ trái, d = 3.0 m
=>Lc = 30.0 m
Với V = 60 km/h theo bảng 3.1 TCXDVN 104-2007 ta có Lg = 30 m. Vậy chọn Lv = 30 m
Chiều dài đoàn xe xếp hàng chờ rẽ trái tính theo công thức Lx = 2M.d Trong đó :
2 – là thời gian tối đa 2 phút cho một lần chờ ở giờ cao điểm
M – Số lượng xe trung bình chờ rẽ trái trong 1 phút theo điều tra ta có M= 3 xe/phút
d- Khoảng cách giữa các xe trong hàng chờ, ta chọn d = 6 m Thay số ta được Lx = 2x3x6 = 36 m.
Vậy chiều dài đoạn chuyển làn xe rẽ trái là : L = Lx + Lv = 30 + 36 = 66 m.