HỆ THỐNG BIỂN BÁO HIỆU

Một phần của tài liệu Thiết kế và xây mới đoạn tuyến Quốc lộ qua huyện Krông Búk (Trang 76)

1. Biển báo:

Loại biển báo sử dụng: bằng thép, sơn biển bằng sơn phàn quang. Cột đỡ biển báo bằng thép. Các biển cần dùng trong đoạn tuyến là biển báo đường ưu tiên, biển báo giao cắt cùng mức với đường ưu tiên, biển báo có lối đi bộ cắt ngang đường, biển cho phép quay đầu xe ....

Biển báo hiệu trên dường phải có các yêu cầu sau:

+ Các biển báo hiệu trên tuyến đường và trên mạng lưới đường quốc gia phải thực hiện thống nhất về hình dang, kích thước, biểu tượng...

+ Biển phải đặt ở vị trí dễ nhìn, không bị che khuất và nên dùng biển phản quang. + Vị trí đặt biển phải báo trước kịp thời cho người lái xe hành động trước điểm cần xử lý, nội dung biển báo phải gọn gàng dễ hiểu.

2. Biển báo cấm:

Có dạng hình tròn, nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuân theo. Hầu hết các biển đều có viền đỏ nền màu trắng.

3.Biển báo nguy hiểm:

Dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là những người lái xe cơ giới biết trước để có sự phòng ngừa kịp thời. Được bố trí trong những trường hợp sau: chỗ ngoặt liên tiếp, chỗ giao nhau, nơi qua những trường học có trẻ em đi qua...

4. Biển hiệu lệnh:

Có dạng hình tròn nền màu xanh lam, trên ền có hình vẽ màu trắng, đặc trưng cho hiệu lệnh, nhằm báo cho người sử dụng biết điều lệnh phải thi hành.

5. Biển chỉ dẫn:

Có tác dụng thông báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết. Đối với những người lái xe chưa quen đường thì biển chỉ dẫn là hết sức quan trọng. Các trường hợp bố trí biển chỉ dẫn: hướng đi trên mỗi làn xe theo vạch chỉ đường, bắt đầu và kết thúc khu đông dân cư, bệnh viện, trạm xăng dầu, bến xe...

Cấu tạo và cách bố trí các loại biển theo đúng quy định của Điều lệ báo hiệu Đường bộ (vị trí bố trí xem trên bình đồ tổ chức giao thông).

6. Vạch kẻ đường:

Vạch kẻ đường bằng sơn phản quang. Sử dụng các lại vạch kẻ đường và đinh phản quang như sau:

+ Vạch số 1.2 kết hợp đinh phản quang màu đỏ: xác định dải an toàn.

+ Vạch số 1.5 kết hợp đinh phản quang màu trắng: phân chia 2 dòng phương tiện giao thông cùng chiều, L1 = 3m. L2 = 9m.

+ Vạch số 1.12: Vạch dừng xe.

+ Vạch số 1.14: quy định nơi người đi bộ qua đường. + Đinh phản quang bố trí cách nhau trung bình: 4&8 m.

Cấu tạo và cách bố trí vạch sơn kẻ đường theo đúng quy định của Điều lệ báo hiệu Đường bộ (vị trí bố trí xe trên bình đồ tổ chức giao thông)

+ Vạch sơn kẻ đường bằng sơn phản quang. Vạch sơn phân cách giữa làn xe cơ giới và làn xe thô sơ rộng 20cm nét liền. Tại các vị trí nút giao thì sơn nét đứt. + Các vạch sơn phân cách giữa các làn xe cơ giới rộng 10 cm và được sơn nét đứt. Vạch sơn giữa phần gia cố sát giải phân cách với phần xe chạy rộng 20cm được sơn nét liền.

+ Vạch sơn mũi tên chỉ hướng rẽ.

Một phần của tài liệu Thiết kế và xây mới đoạn tuyến Quốc lộ qua huyện Krông Búk (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w