Trên cơ sở bảng phân cấp và tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố (CIE), yêu cầu kỹ thuật chiếu sáng đối với tuyến đường thiết kế như sau:
+ Đường phố chính thứ yếu
+ Mặt đường BTN có độ sáng trung bình + Cấp chiếu sáng: Cấp A
+ Độ chói trung bình: Ltb = 1.0 cd/m2 + Độ đồng đểu chung U0= min
tb L 0.4 L = Độ đồng đều dọc trục: U1 = min(i) max(i) L L Min ÷ ÷ ≥ 70% + Chỉ số chói lòa: G >= 5
III. TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG
1. Lựa chọn phương thức bố trí đèn và loại cột đèn:
Chiều cao cột đèn: sơ bộ chọn chiều cao cột đèn H = 11m. Phương thức bố trí đèn:
+ Do dải phân cách giữa rộng 10m, bề rộng mặt đường mỗi bên 10.5 m nên ta chọn phương thức bố trí đèn hai bên. Cột đèn bố trí trên vỉa hè mỗi bên. Dải phân cách bố trí đèn trang trí. Do đó có thể coi chiếu sáng mặt đường mỗi bên dải phân cách là hoàn toàn độc lập
+ Phương thức chiếu sáng ( ở 1 bên dải phân cách) lúc này là chiếu sáng một bên đường, sử dụng đối với đường hẹp, quan hệ giữa bề rộng và chiều cao đèn được xác định bởi biểu thức:
1.2H ≥ b Trong đó: H – chiều cao đèn tính từ mặt đường. Khi đó ta có H ≥ 10.5 8,75
1.2 = m
Kiến nghị chọn H = 11m.
+ Khoảng cách với xa của đèn :
Khoảng cách với xa của đèn là khoảng cách tính từ cột đèn theo phương nằm ngang P được xác định theo quy định của kiến trúc và thẩm mỹ, chân cột đèn cách mép hè đường ít nhất là 0.75m
+ Độ dốc của phần phía trên cột đèn α và đoạn chìa ra hướng mặt đường S : - Góc α dao động từ 20 0 đến 35 0 . Kiến nghị chọn α = 35 0
Khoảng cách giữa 2 cột đèn (e): xác định the tỉ số e/H e/H = 3.5÷ 5.0 đối với đường giao thông cấp phố chính. Kiến nghị e/H = 4.0 nên e = 40m.
2. Tính toán công suất đèn chiếu sáng:
Xác định quang thông ban đầu của đèn:
Ta có quang thông ban đầu của đèn được tính theo công thức:
tb R.L .b.e = V.Fu φ Trong đó: -b : bề rộng mặt đường, b =10.5m
- V : hệ số suy giảm quang thông V = V1 x V2
+ V1 hệ số lão hóa do kiểu đèn sản xuất, sử dụng đèn sodium cao áp V1= 0.9
+ V2 Hệ số do môi trường: môi trường ô nhiễm có miệng loe V2 = 0.7 => V = 0.9x0.7 = 0.63
- R – Hệ số phụ thuộc tính chất mặt đường được chiếu sang và loại đèn chụp. Với đèn chụp vừa và tính chất mặt đường BTN độ sáng trung bình, tra bảng xác định được tỉ số R =14.
- Ltb : độ chói trung bình yêu cầu, Ltb = 1.0 cd/m2. - e: Khoảng cách giữa 2 cột đèn, e =40m
- Fu- hệ số sử dụng của cách bố trí đèn, Fu tra bảng phụ thuộc vào tỷ số b/H
Ta có b/H = 10.5/11 = 0.95
Tra bảng 6-9 giáo trình “Quy hoạch giao thông vận tải và thiết kế công trình đô thị, ta có Fu = 0.305
Thay vào công thức ta có : = 14x1x10.5x40 0.63 0.305x
φ =45000 Lumen.
Xác định công suất của đèn: dựa vào loại đèn, hiệu quả của nó (lumen/W) ta xác định được công suất của đèn. Với đèn sodium cao áp, hiệu quả sử dụng là 180. Vậy công suất của đèn là W: 45000/180 = 250 W.
3. Các thông số của đèn sử dụng:
a. Đèn cao áp:
- Sodium (natri) cao áp. - Ánh sáng nóng.
- Công suất 250W
- Quang thông: 45000 lm - Nhiệt độ mầu: 1.950C - Tuổi thọ lý thuyết: 6000 giờ
- Kết cấu kẹp giữa chắc chắn, chống được gỉ, sương muối, tháo lắp dễ dàng và chống va đập.
b.Chóa đèn: Sử dụng chóa đèn có các thông số sau: - Cos = 0.85
- Cấp bảo vệ: IP54 - Cấp chịu lực va đập: 6J - Cấp cách điện: class I
- Thân đèn được đúc bằng nhôm, chụp đèn bằng thủy tinh chịu nhiệt. - Chóa đèn là loại phân bố ánh sáng rộng.
- Khả năng làm việc trong điều kiện điện áp dao động trong khoảng ± Udm c. Trụ đèn BG-11
Cột thép BG-11. Thép để chế tạo thân trụ là thép tấm SM490YA mạ kẽm nhúng nóng, có chiều dày 4mm. Cần đèn có độ vươn 3.0m.
Đế trụ có bích hình vuông cạnh 400mm, dày 12mm. Mặt bích liên kết với thân trụ thép bằng phương pháp hàn với các gân cứng nhằm tăng cường khả năng chịu lực. d.Móng cột đèn:
Đổ tại chỗ bằng BTCT, có 04 bu lông mạ để bắt vào mặt bích trụ. e.Kết cấu truyền cáp:
Cáp đi trong hệ thống tuynel lên bảng điện sau đó lại chui xuống tuynel cấp cho đèn thiết kế tiếp theo. Trong trường hợp rẽ nhánh sẽ đấu từ bảng điện lên cột gần nhất. f. Tiếp địa hệ thống:
Trong hệ thống chiếu sáng được lắp đặt hệ thống tiếp địa liên hoàn cho các đèn chiếu sáng nằm dọc tuyến đường.
CHƯƠNG VIII: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG