Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang (Trang 88)

3.3.1. Thăm dò tính cần thiết

Để xác định sự cần thiết của các giải pháp quản lý ĐT mà Luận văn đề xuất, chúng tôi đã khảo sát và phỏng vấn 80 CBGV của Trường CĐN Tiền Giang.

Bảng 3.1. Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp được đề xuất

TT Các giải pháp

Mức độ cần thiết của giải pháp (%) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không trả lời

1 Nâng cao chất lượng công tác

tuyển sinh 82,50 17,50 0,00 0,00 0,00

2 Đổi mới CTĐT theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu xã hội

30,00 60,00 8,75 1,25 0.00

3 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác ĐT

51,25 46,25 1,25 1,25 0,00

4 Làm tốt công tác kiểm tra,

hoạch ĐT

5 Xây dựng hệ thống quản lý

chất lượng ĐT 22,50 70,00 6,25 1,25 0,00

6 Tiến hành tự kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng ĐT theo tiêu chuẩn kiểm định của Bộ LĐTBXH đã ban hành

12,50 73,75 12,50 1,25 0,00

7 Tăng cường sự gắn kết giữa ĐT với Doanh nghiệp và người sử dụng lao động

67,50 32,50 0,00 0,00 0,00

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp đã đề xuất được hầu hết CBQL và GV Trường CĐN Tiền Giang đánh giá là cần thiết. Trong đó, giải pháp “Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh”, “Tăng cường sự gắn kết giữa ĐT với Doanh nghiệp và người sử dụng lao động”, “Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ĐT” được đánh giá rất quan trọng và cần thiết phải thực hiện để nâng cao chất lượng ĐT của Trường CĐN Tiền Giang.

3.3.2. Thăm dò tính khả thi

Để xác định tính khả thi của các giải pháp quản lý ĐT mà Luận văn đề xuất, chúng tôi đã khảo sát và phỏng vấn 80 CBGV của trường CĐN Tiền Giang.

Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp được đề xuất

TT Các giải pháp

Mức độ khả thi của giải pháp (%) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không trả lời

1 Nâng cao chất lượng công

tác tuyển sinh 60,00 35,00 3,75 1,25 0,00 2 Đổi mới CTĐT theo hướng

hiện đại, đáp ứng yêu cầu xã hội

42,50 47,50 10,00 0,00 0,00

3 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác ĐT

45,00 40,00 13,75 1,25 0,00

4 Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch ĐT

22,50 67,50 8,75 1,25 0,00

5 Xây dựng hệ thống quản lý

chất lượng ĐT 17,50 73,75 7,50 1,25 0,00 6 Tiến hành tự kiểm định các

điều kiện đảm bảo chất lượng ĐT theo tiêu chuẩn kiểm định của Bộ LĐTBXH đã ban hành

15,00 67,50 15,00 2,50 0,00

7 Tăng cường sự gắn kết giữa ĐT với Doanh nghiệp và người sử dụng lao động

Kết quả khảo nghiệm bước đầu cho thấy các giải pháp đã đề xuất được hầu hết CBQL và GV Trường CĐN Tiền Giang đánh giá là khả thi. Trong đó, giải pháp “Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh”, “Tăng cường sự gắn kết giữa ĐT với Doanh nghiệp và người sử dụng lao động”, “Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ĐT” được đánh giá mức độ khả thi cao.

Kết luận chương 3

Chương 3 đã xác định được 7 giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng ĐT của trường CĐN Tiền Giang.

- Kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp quản lý được đề xuất đều mang tính cần thiết và tính khả thi

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Qua nghiên cứu lý luận cho thấy:

- ĐT nghề là là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học.

- Chất lượng ĐT nghề là sự phù hợp của sản phẩm ĐT với mục tiêu ĐT (chuẩn đầu ra của mỗi trường).

- Quản lý chất lượng ĐT nghề là là quản lý các yếu tố tạo ra chất lượng ĐT nghề bao gồm quản lý đầu vào, quản lý quá trình ĐT và quản lý đầu ra.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ĐT nghề gồm: cơ chế, chính sách của nhà nước, nhu cầu của thị trường lao động (môi trường bên ngoài) và năng lực thực tế của cơ sở ĐT nghề (yếu tố nội lực).

1.2. Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý ĐT nghề của trường CĐN Tiền Giang, cho thấy:

- Nhà trường là một trong các cơ sở ĐT nghề có uy tín trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; sản phẩm ĐT về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của thị trường thông qua tỷ lệ người sau ĐT nghề có việc làm. Tuy nhiên, số lượng HSSV đăng ký nhập học năm sau ít hơn năm trước và luôn không đạt so với chỉ tiêu của cơ quan có thẩm quyền giao, tỉ lệ HSSV bỏ học nhiều là một thực trạng liên quan đến hai yếu tố yếu tố khách quan từ nhu cầu của người học và yếu tố chủ quan từ chất lượng ĐT của Nhà trường. Đối với yếu tố khách quan, việc nghiên cứu hạn chế bớt các tác động xấu của nó là việc cần làm, quan trọng và thiết thực hơn cả là Nhà trường phải khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý chất lượng ĐT, ngay từ khâu quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đến quản lý quá trình ĐT, quản lý chất lượng đầu ra.

- Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là công tác quản lý ĐT của trường CĐN Tiền Giang chưa khoa học, hiệu quả, công tác kiểm tra giám sát hoạt động ĐT chưa tốt; việc cải thiện đầu vào và đánh giá chất lượng đầu ra còn bỏ ngõ.

Do vậy, Nhà trường cần đầu tư, nghiên cứu đổi mới công tác quản lý ĐT để đáp ứng quy mô ĐT nghề giai đoạn 2015 - 2020 và nhu cầu của thị trường lao động.

1.3 Luận văn đề xuất 7 giải pháp quản lý chất lượng đào tạo trường CĐN Tiền Giang, như sau:

- Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh.

- Đổi mới CTĐT theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu xã hội . - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác ĐT - Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch ĐT. - Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ĐT

- Tiến hành tự kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng ĐT theo tiêu chuẩn kiểm định của Bộ LĐTBXH đã ban hành

- Tăng cường sự gắn kết giữa ĐT với Doanh nghiệp và người sử dụng lao động

1.4. Kết quả thăm dò cho thấy: 7 giải pháp mà luận văn đề xuất đều được

đánh giá là rất khả thi và khả thi.

Như vậy, đề tài đã thực hiện được mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, bước đầu kiểm chứng được giả thuyết khoa học. Đề tài đã hoàn thành.

2. Kiến nghị

Cần quan tâm tổ chức và củng cố lại công tác quản lý chất lượng đào tạo Nhà trường theo giải pháp đã đề xuất vì yếu tố chất lượng là yếu tố quyết định tính sống còn của Nhà trường.

2.2. Đối với Sở LĐTBXH:

Đề nghị Sở LĐTBXH cần quan tâm đề xuất với UBND tỉnh Tiền Giang về việc:

Điều chỉnh định mức ngân sách cấp cho HSSV học nghề. Định mức ngân sách cho HSSV học nghề nặng về kỹ năng thực hành phải tính đến yếu tố vật tư thực hành, không thể ngang bằng với định mức ngân sách cho HSSV học hệ trung học chuyên nghiệp nặng về kiến thức lý thuyết. Định mức ngân sách hiện tại quá thấp, dẫn đến mức học phí của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh khá cao, chưa thật sự tạo điều kiện tốt cho người học nghề.

Có chính sách và quy định cụ thể về trách nhiệm sử dụng lao động qua đào tạo của Doanh nghiệp, kinh phí đầu tư của Doanh nghiệp cho các cơ sở dạy nghề để đào tạo nhân lực, trách nhiệm đào tạo nhân lực theo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cung ứng cho Doanh nghiệp theo đúng định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

2.3. Đối với Bộ LĐTBXH:

Quan tâm về hỗ trợ kinh phí qua CT mục tiêu ĐT nghề quốc gia để các Trường phát triển hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu ĐT.

Quan tâm đề xuất chính phủ về chính sách, chế độ đối với người lao động có qua ĐT nghề, người học nghề được tuyển dụng công chức, viên chức như SVHS học hệ chuyên nghiệp; tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ cho người học nghề, người học nghề sau khi tốt nghiệp TCN, CĐN được dự tuyển công chức như đối với HSSV học hệ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Có như vậy mới thu hút được người học quan tâm và lựa chọn con đường học nghề, giải quyết bế tắc trong tuyển sinh đối với hệ thống dạy nghề hiện nay.

Xây dựng và công bố Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề đối với tất cả các ngành, nghề nằm trong danh mục ngành nghề đào tạo do Bộ ban hành ở tất cả các cấp trình độ từ SCN, TCN đến CĐN. Riêng về CTĐT được ban hành dưới dạng CT tham khảo, giao toàn bộ quyền tự chủ xây dựng CTĐT cho cơ sở dạy nghề; quản lý bằng Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề, người học nghề đạt được tiêu chuẩn kỹ năng nghề theo yêu cầu sẽ được cấp bằng tốt nghiệp theo chuẩn quốc gia, được công nhận trên phạm vi toàn quốc. Chất lượng ĐT của Nhà trường phụ thuộc vào tỉ lệ SVHS tốt nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ LĐTBXH (2004), Quyết định số 1161/2004/ QĐ-BLĐTBXH ngày11 tháng 8 năm 2004 ban hành quy định hội giảng GV dạy nghề.

2. Bộ LĐTBXH (2007), Quyết định số 02/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2007 ban hành Điều lệ trường cao đẳng nghề.

3. Bộ LĐTBXH (2007), Quyết định số 08/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 3 năm 2007 ban hành Quy chế tuyển sinh học nghề.

4. Bộ LĐTBXH (2007), Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 4 năm 2007 về quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy.

5. Bộ LĐTBXH (2008), Quyết định số 02/2008/ QĐ-BLĐTBXH ngày 17/01/2008 Quy định tiêu chuẩn kiểm định đối với trường CĐN.

6. Bộ LĐTBXH (2008), Quyết định số 37/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 4 năm 2008 ban hành tạm thời danh mục nghề ĐT trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

7. Bộ LĐTBXH (2008), Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 Ban hành quy định về CT khung trình độ trung cấp nghề, CT khung trình độ cao đẳng nghề.

8. Bộ LĐTBXH (2008), Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04 tháng 11 năm 2008 ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong ĐT nghề.

9. Bộ LĐTBXH (2008), Thông tư số 14/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 8

năm 2007 hướng dẫn hướng dẫn xếp hạng trường cao đẳng, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề công lập.

10. Bộ LĐTBXH (2008), Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 06 năm 2008 hướng dẫn chế độ làm việc đối với GV dạy nghề.

11. Bộ LĐTBXH (2008), Thông tư số 90/2008/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2008 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí Dự án Tăng cường năng lực dạy nghề thuộc CT mục tiêu quốc gia giáo dục-ĐT đến năm 2010.

12. Bộ LĐTBXH (2008), Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 Quy định chuẩn GV, giảng viên dạy nghề.

13. Bộ LĐTBXH (2008), Thông tư 29/2011/ TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10

năm 2011 quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

14. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế”.

15. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Chất lượng giáo dục - những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục Hà Nội 2008.

17. Chính phủ (2008), Nghị định số 43/2008/ NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều 62 và điều 72 của Luật dạy nghề.

18. Chính phủ (2009), Quyết định số 17/2009/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính

phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.

19. Chính phủ (2012), Quyết định số 630/2012/QĐ-Ttg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020.

20. Nguyễn Văn Đệ (chủ biên), Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.

21. Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo

22. Fredrick Winslow Taylor (1911), Những nguyên tắc khoa học của quản lý.

23. Trần Kiểm (1990), Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện khoa

học giáo dục; Hà Nội.

24. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

25. Nguyễn Lộc (2009), Quản lý chất lượng trong giáo dục, Tập giáo trình

dành cho đào tạo cao học ĐHQGTPHCM, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

26. Luật Giáo dục 2005, NXB Chính trị Quốc gia.

27. Luật Dạy nghề 2006 của Quốc Hội khóa XI kỳ họp thứ 10.

28. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, NXBĐHQG Hà Nội.

29. Hoàng Phê (chủ biên); Từ điển tiếng Việt; NXB Từ điển Bách khoa 2010. 30. Hồng Lê Thọ, Giáo dục dạy nghề ở Nhật Bản:Chìa khóa đi vào hiện đại

hóa, Tạp chí Thời đại mới số 13-tháng 3-2008.

31. Tổng Cục Dạy Nghề, Văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề, NXB

Giáo dục 2007.

32. Nguyễn Đức Trí (2010), Giáo dục nghề nghiệp, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

33. Trung tâm Từ điển ngôn ngữ - Viện ngôn ngữ (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

34. UBND Tỉnh Tiền Giang, Báo cáo về Tình hình phát triển kinh tế xã hội 6

tháng đầu năm 2013.

Phụ lục 1: Qui định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường CĐN theo quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH do Bộ LĐTBXH

ban hành

- Tiêu chí 1: Mục tiêu và nhiệm vụ. Được đánh giá bởi 3 tiêu chuẩn sau:

+ Mục tiêu, nhiệm vụ của trường được xác định rõ ràng, cụ thể; được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố công khai.

+ Mục tiêu, nhiệm vụ của trường định hướng chủ yếu vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học của người học, xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu sử dụng lao động của địa phương, ngành.

+ Mục tiêu, nhiệm vụ của trường được định kỳ rà soát, điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng dạy nghề, phù hợp với các giai đoạn phát triển của trường, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành.

- Tiêu chí 2: Tổ chức và quản lý. Tiêu chí này được đánh giá bởi 5 tiêu chuẩn sau:

+ Trường có hệ thống văn bản quy định về tổ chức, cơ chế quản lý theo hướng đảm bảo quyền tự chủ, phát huy dân chủ và được thường xuyên rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh.

+ Có cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với quy định của Nhà nước cũng như với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của trường và hoạt động có hiệu quả.

+ Công tác quản lý, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý của trường đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của nhà nước.

+ Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức xã hội, đoàn thể có

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang (Trang 88)