Thực trạng các giải pháp đã thực hiện để quản lý chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang (Trang 60)

ở trường Cao đẳng nghề Tiền Giang

Trong quá trình quản lý chất lượng ĐT, trường CĐN Tiền Giang đã thực hiện một số giải pháp để quản lý hoạt động ĐT hướng đến chất lượng ĐT như sau:

2.4.1- Giải pháp đổi mới nội dung, CTĐT theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp

- Tổ chức xây dựng và sửa đổi bổ sung CT dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, liên thông với sự tham gia của tất cả GV Nhà trường. Thực hiện chỉnh sửa, đổi mới theo đề xuất của Bộ môn.

- Phân công GV giảng dạy môn học, mô đun nào sẽ phụ trách biên soạn giáo trình môn học, mô đun đó.

Giải pháp này giải quyết tạm thời công tác xây dựng CT, giáo trình của Nhà trường về mặt số lượng, tuy nhiên về mặt chất lượng CT, giáo trình chưa cao do việc phân công mang tính đồng loạt nhưng thiếu sự chọn lọc và chuẩn bị trước về năng lực biên soạn CT, giáo trình cho GV, trong khi đó do đa phần CBQL và GV còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa được tập huấn kỹ năng biên soạn CT, giáo trình.

Hạn chế của giải pháp này còn thể hiện ở việc chưa xây dựng được CTĐT theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp theo mục tiêu của giải pháp. Rõ ràng Nhà trường chỉ sử dụng nguồn nhân lực hiện có mà chưa có sự tham gia của Doanh nghiệp và chuyên gia, như vậy đảm bảo công tác biên soạn CT, giáo trình chưa thể đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp.

2.4.2- Giải pháp phát triển chất lượng đội ngũ GV

- Tổ chức bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ GV. Tổ chức Hội giảng GV dạy nghề để tạo điều kiện cho GV học tập, rèn luyện nâng cao kinh nghiệm giảng dạy. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề GV tạo bước ngoặc đòi hỏi GV phải luyện tập nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu dạy nghề bằng phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, từng bước giúp GV dạy nghề đạt chuẩn giảng dạy cả lý thuyết và thực hành nghề.

- Công tác ĐT, bồi dưỡng đội ngũ được Lãnh đạo Nhà trường quan tâm bằng nhiều hình thức như: cử CBGV đi học tập nâng cao trình độ, khuyến khích CBGV tự học tập nâng cao trình độ cả lý luận chính trị và chuyên môn

nghiệp vụ, đồng thời có những chính sách hỗ trợ kinh phí cho CBGV đi học tập trong thời gian ngắn, tạo điều kiện về thời gian cho CBGV học sau đại học.

- CBGV giỏi, có nhiều thành tích nổi bậc được chọn vào dự nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo của Trường.

Giải pháp này được GV Trường đánh giá là khá hiệu quả, tạo được động lực học tập cho CBGV, trong điều kiện kinh phí Nhà trường hạn hẹp thì giải pháp này là phù hợp.

2.4.3- Các giải pháp hỗ trợ khác

- Trong điều kiện kinh phí Nhà trường hạn hẹp, lãnh đạo Nhà trường thực hiện giải pháp đặt hàng GV trường viết phần mềm quản lý ĐT cung cấp cho phòng ĐT quản lý điểm số dưới hình thức đề tài sáng kiến kinh nghiệm cấp Trường. Kết quả phần mềm được đưa vào sử dụng tuy có hạn chế về tính năng ứng dụng nhưng giúp bộ phận quản lý ĐT tiết kiệm rất nhiều thời gian quản lý, lưu trữ truy xuất điểm số của SVHS. Giải pháp này được bộ phận quản lý điểm số đánh giá cao.

- Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý khoa học (phòng Quản lý khoa học và Quan hệ đối ngoại) để tạo điều kiện và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của CBGV. CBGV Nhà trường được hướng dẫn và mạnh dạn đăng ký thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Giải pháp này cũng được CBGV đánh giá là cần thiết và hiệu quả.

- Thành lập Trung tâm ĐT thường xuyên và Dịch vụ kỹ thuật công nghệ làm đầu mối tìm nguồn và tổ chức các hoạt động dịch vụ sản xuất cho Nhà trường; thành lập các tổ dịch vụ theo nghề nhằm thực hiện dịch vụ thực tập kết hợp sản xuất, tạo nguồn thu và tiết kiệm chi phí mua vật tư thực hành cho HSSV thực tập trong quá trình ĐT. Do có đầu mối hỗ trợ tìm nguồn nên kết quả hoạt động dịch vụ bước đầu có nhiều tiến triển khả quan, tuy nguồn thu và tiết kiệm từ hoạt động này chưa cao chỉ đạt 54% chỉ tiêu đề ra, 135 triệu/ năm so với chỉ tiêu 250 triệu/năm trong năm đầu thực hiện [ Nguồn phòng Tài vụ

trường CĐN Tiền Giang] nhưng đã được CBGV Nhà trường đánh giá cao vì hiệu quả tạo đà và động lực cho các tổ dịch vụ đi vào hoạt động.

2.4.4. Đánh giá chung về các giải pháp đã được sử dụng trong quản lý chất lượng đào tạo của trường CĐN Tiền Giang

Qua thăm dò ý kiến của CBQL và GV Trường, có trên 70% ý kiến cho rằng các giải pháp đã được sử dụng khá hiệu quả, chỉ có giải pháp “Đổi mới CTĐT theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu xã hội” được đánh giá là ít hiệu quả do chưa thực hiện được mục tiêu xây dựng CTĐT theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp [ xem bảng 2.7]

Bảng 2.7- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã được sử dụng trong quản lý chất lượng đào tạo của trường CĐN Tiền Giang

TT Các giải pháp

Hiệu quả của các giải pháp (%) Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả Không trả lời

1 Đổi mới CTĐT theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu xã hội

1,25 8,75 77,50 12,50 0,00

2 Phát triển chất lượng đội ngũ

GV 27,50 52,50 18,75 1,25 0,00

3 Các giải pháp hỗ trợ khác 18,75 52,50 27,50 1,25 0,00 Như vậy, qua điều tra và nghiên cứu chúng tôi có cơ sở cho rằng giải pháp “Đổi mới CTĐT theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu xã hội” rất cần thiết, mục tiêu phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay nhưng nội dung và cách tổ chức thực hiện giải pháp còn hạn chế, cần phải khắc phục để đạt hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang (Trang 60)