Nội dung quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang (Trang 26)

1.4.2.1. Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo

a) Quản lý số lượng và chất lượng đầu vào của người học (HSSV)

Quản lý số lượng và chất lượng đầu vào của người học trên cơ sở 3 nhóm chỉ tiêu sau:

a.1) Số lượng, cơ cấu: a.2) Sự sẵn sàng nhập học:

a.3.) Chất lượng đầu vào của người học:

b) Quản lý đội ngũ GV, CBQL ĐT nghề

Quản lý đội ngũ GV, CBQL ĐT nghề trên cơ sở 8 nhóm chỉ tiêu sau: b.1) Có đội ngũ GV cơ hữu đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu để thực hiện CTĐT

b.2.) Đội ngũ GV đạt chuẩn về trình độ ĐT và chuẩn năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu dạy nghề:

b.3) GV thực hiện đầy đủ và có chất lượng các nhiệm vụ của mình:

b.4) Có kế hoạch ĐT, ĐT lại và bồi dưỡng để bổ sung, cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

b.5) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có trình độ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý trường CĐN

b.6) Nhà trường có đầy đủ CBQL cho các vị trí quản lý cần thiết theo quy định

b.7.) Đội ngũ CBQL có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu quản lý trong nhà trường và thường xuyên học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt.

b.8) Nhà trường có đội ngũ kĩ thuật viên, nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc của nhà trường

c) Quản lý CTĐT

Quản lý CTĐT trên cơ sở 8 nhóm chỉ tiêu sau:

c.1) CTĐT nghề được xây dựng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu ĐT và mục tiêu ĐT của nhà trường:

c.2) CTĐT được xây dựng với sự tham gia của cán bộ, GV, giảng viên và các chuyên gia đầu ngành thuộc lĩnh vực và ngành, nghề ĐT của trường:

c.3) Phương pháp xây dựng CTĐT nghề hiện đại, bảo đảm đúng quy trình và thủ tục:

c.4) Nội dung CTĐT phù hợp với thực tiễn:

c.5) CTĐT xác định đầy đủ, rõ ràng mục tiêu, nội dung, phương pháp đánh giá:

c.6) CTĐT được định kỳ rà soát, bổ sung và điều chỉnh:

c.7) CTĐT có sự đa dạng và liên thông giữa các trình độ ĐT để khuyến khích người học:

c.8) CTĐT có đủ các loại tài liệu dạy học và thường xuyên được cập nhật:

d) Quản lý CSVC, TBDH, tài chính...phục vụ ĐT

Quản lý CSVC, TBDH, tài chính,... phục vụ ĐT được thực hiện trên cơ sở 6 nhóm tiêu chí sau:

d.1) Khuôn viên nhà trường được quy hoạch xây dựng tổng thể, thuận tiện cho các hoạt động của Nhà trường và bảo đảm được cảnh quan và môi trường sư phạm. Đây là vấn đề khó đáp ứng được một cách toàn diện trong điều kiện và cơ chế hiện nay.

d.2) Có hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ làm việc, ăn ở và các hoạt động ĐT, thực hành nghề, thử nghiệm và thực hành sản xuất.

d.3) Có hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm đáp ứng quy mô và yêu cầu ĐT nghề.

d.4) Diện tích của cơ sở thực hành nghề được xác định phù hợp với đặc điểm trang thiết bị, máy móc tương ứng với các ngành nghề ĐT.

d.5) Trang thiết bị, dụng cụ trong xuởng thực hành có vị trí thuận tiện cho hướng dẫn thực hành và tổ chức luyện tập, phù hợp với yêu cầu của bài tập thực hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d.6) Có các khu vực bảo quản, lưu giữ (kho) và các điều kiện bảo vệ, bảo quản tốt, thuận lợi cho các trang thiết bị/hàng hoá/vật liệu phục vụ dạy nghề lưu kho đúng quy cách.

d.7) Có đủ tài chính từ các nguồn thu hợp pháp để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ ĐT nghề

1.4.2.2. Quản lý hoạt động đào tạo

a) Phương thức ĐT: Thực hiện đa dạng hóa các phương thức tổ chức ĐT

nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của người học theo những chuẩn mực thích hợp

b) Nội dung ĐT: Quản lý việc xây dựng và phát triển CTĐT, giáo trình

ĐT

b.1) Nội dung quản lý công tác xây dựng và phát triển CTĐT nghề gồm: -CT dạy nghề của trường được xây dựng, điều chỉnh theo CT khung của Bộ LĐTBXH, thể hiện được mục tiêu ĐT của trường.

-CT dạy nghề được xây dựng có tính liên thông hợp lý giữa các trình độ ĐT nghề; có sự tham gia của cán bộ, GV và chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

-CT dạy nghề có mục tiêu rõ ràng, quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức ĐT; cách thức đánh giá kết quả học tập.

-CT dạy nghề được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên việc tham khảo các CT của nước ngoài, cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến nghề ĐT và các ý kiến phản hồi từ người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

-Từng CT dạy nghề đảm bảo có đủ CT chi tiết mô-đun, môn học, trong đó xác định rõ phương pháp và các yêu cầu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

b.2) Nội dung quản lý công tác xây dựng và phát triển giáo trình dạy nghề gồm:

- Mỗi mô-đun, môn học có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của mô-đun, môn học.

-Giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.

-Giáo trình dạy nghề cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong CT dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

-Giáo trình dạy nghề định kỳ cần được bổ sung cập nhật tri thức khoa học - công nghệ mới tiên tiến, bảo đảm phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ, tính thực tiễn

c) Kế hoạch ĐT: Có kế hoạch ĐT được giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực

hiện đúng tiến độ và có hiệu quả.

- Có kế hoạch ĐT chi tiết theo từng học kỳ

- Có kế hoạch ĐT chi tiết đến từng môn học, cụ thể cho các giờ lý thuyết, thực hành, thực tập lao động sản xuất.

- Có kế hoạch và thực hiện giám sát các hoạt động ĐT thường xuyên, định kỳ.

d) Quản lý tổ chức hoạt động dạy và học

-Quản lý tổ chức hoạt động dạy và học theo kế hoạch ĐT, tiến độ ĐT và thời khóa biểu.

- Quản lý giờ giấc giảng dạy của GV, hồ sơ sổ sách, phương pháp giảng dạy, tài liệu giảng dạy.

-Quản lý giờ giấc học tập, quản lý kết quả học tập của HSSV

- Quản lý và điều phối kế hoạch giảng dạy, học tập, kế hoạch thi và thông báo cho các khoa, bộ môn, cán bộ lý và HSSV.

- Tổ chức thực hiện các quy chế, quy định về ĐT nghề.

- Quản lý và lưu trữ hồ sơ ĐT: hồ sơ tuyển sinh; sổ sách quản lý ĐT (sổ quản lý HSSV, sổ lên lớp, sổ tay GV, sổ cấp phát bằng tốt nghiệp, giáo án...); bài thi cuối khóa; kết quả học tập, rèn luyện, quản lý và cấp phát văn bằng tốt nghiệp, bảng điểm...

e) Phương pháp ĐT: Phương pháp ĐT thực chất là phương pháp dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học

- Số GV có sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học.

- Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học

g) Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Đổi mới

phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập, đảm bảo người học được cung cấp CT chi tiết, được thông tin đầy đủ về các yêu cầu kiểm tra đánh giá ngay khi bắt đầu môn học.

- Người học được cung cấp CT chi tiết ngay khi bắt đầu môn học.

- Người học được cung cấp thông tin đầy đủ về các yêu cầu kiểm tra đánh giá ngay khi bắt đầu môn học.

- Đổi mới phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình phản hồi kịp thời cho người học, đảm bảo đánh giá nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức ĐT, hình thức học tập và đặc thù môn học.

h) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để bổ trợ cho hoạt động ĐT

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch có thu hoạch cá nhân của người học sau mỗi hoạt động ngoại khóa.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm về cách tổ chức, hiệu quả hỗ trợ hoạt động ĐT của các hoạt động ngoại khóa

i) Quản lý môi trường ĐT

- Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn, có bị các tệ nạn xã hội thâm nhập không? Các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, học tập của học sinh có thuận lợi không?

- Môi trường văn hoá trong cơ sở ĐT: mối liên hệ giữa cán bộ quản lý, GV, giảng viên với HSSV và chế độ thông tin về quá trình ĐT như: người học có được tiếp cận các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch ĐT và các hoạt động của nhà trường không?

1.4.2.3. Quản lý đầu ra

a) Quản lý công tác đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học

Có hệ thống số sách, phần mềm quản lý theo dõi kết quả học tập, rèn luyện của người học, đảm bảo an toàn, chính sách dữ liệu về kết quả học tập. Việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật trên cơ sở kết quả học tập, rèn luyện của từng người học,.. làm cơ sở để kiểm tra, đánh giá sự phát triển của người học theo các tiêu chí sau:

- Tăng trưởng số lượng người học gồm: Tỷ lệ người học lưu ban, thôi học; tỷ lệ người học tốt nghiệp theo các nhóm ngành nghề ĐT và tỷ lệ người học tốt nghiệp theo trình độ trung cấp, cao đẳng nghề.

- Phát triển kỹ năng, thái độ và nhân cách của người học gồm: Tỷ lệ người học theo mức độ rèn luyện, phấn đấu; tỷ lệ người học đạt các mức độ của thang đánh giá về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng tự học của người học nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân.

- Phát triển thể lực gồm: Tỷ lệ người học tham gia các hoạt động thể dục, thể thao; tỷ lệ người học đảm bảo sức khỏe để học nghề và thực hành nghề và lao động nghề nghiệp và tỷ lệ người học đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.

b) Quản lý thông tin phản hồi để nhận biết sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm ĐT của nhà trường

- Thiết lập mạng lưới thu thập thông tin về việc làm của người sau khi tốt nghiệp làm cơ sở kiểm chứng về chất lượng ĐT nghề và uy tín của nhà trường trong việc ĐT và cung cấp sản phẩm ĐT cho xã hội.

- Có bộ phận chuyên trách thu thập thông tin từ các nguồn: người sau khi tốt nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các tổ chức cá nhân khác trong việc sử dụng lao động là sản phẩm ĐT của nhà trường.

Thông tin cần thu thập bao gồm các tiêu chí sau:

- Tỷ lệ ý kiến của người học hài lòng về quá trình và chất lượng ĐT nghề của nhà trường.

- Tỷ lệ ý kiến hài lòng của gia đinh người học về quá trình và chất lượng ĐT nghề của nhà trường.

- Tỷ lệ ý kiến đánh giá về sự thỏa mãn các nhu cầu học nghề cho cộng đồng và xã hội.

- Tỷ lệ đánh giá của người sử dụng lao động về mức độ phù hợp của sản phẩm ĐT so với yêu cầu của thị trường lao động (người sử dụng nhân lực qua ĐT) gồm: năng lực nghề nghiệp, số người tốt nghiệp sau 6 tháng đến 1 năm có việc làm và số người có việc làm phù hợp ngành nghề ĐT.

Dữ liệu thông tin sau khi thu thập được xử lý và sử dụng vào việc điều chỉnh nội dung, CTĐT nghề; đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của thị trường lao động.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang (Trang 26)