Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang (Trang 64)

2.5.1- Thành công

- Trường CĐN Tiền Giang được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ LĐTBXH, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Tiền Giang, Tổng cục Dạy nghề, đặc biệt của Sở LĐTBXH Tiền Giang. Là trường CĐN duy nhất trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang nên khá ưu thế trong công tác tuyển sinh trình độ cao đẳng nghề.

- Trường CĐN Tiền Giang với vị trí tọa lạc tại trung tâm thành phố Mỹ Tho, trung tâm của Tỉnh Tiền Giang. Địa điểm xây dựng Trường CĐN Tiền Giang nằm trong khu vực trung tâm Thành phố Mỹ Tho, trực thuộc tỉnh Tiền Giang cách tỉnh Bến Tre khoảng 06 km. Với 02 mặt tiền đường lớn, vị trí khá thuận lợi để thu hút người dân đến liên hệ học nghề.

- Đội ngũ GV dồi dào về số lượng, trẻ, khỏe, tỉ lệ đạt chuẩn về kiến thức chuyên môn nghề cao, được Nhà trường quan tâm tạo điều kiện, khuyến khích học tập nâng cao trình độ.

- HSSV tốt nghiệp của trường có tỉ lệ xin được việc làm rất cao, đây là số liệu khảo sát của Sở LĐTBXH Tiền Giang. HSSV tốt nghiệp một số ngành nghề của Nhà trường được Doanh nghiệp đánh giá cao về kỹ năng nghề.

2.5.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm như đã phân tích trên đây Trường CĐN Tiền Giang cũng có một số khó khăn, thách thức sau:

- Trường mới thành lập, khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu phòng học, và xưởng thực hành để đáp ứng số lượng HSSV theo chỉ tiêu tuyển sinh được UBND tỉnh giao. Thiết bị dạy nghề có trang bị nhưng vẫn còn thiếu các máy móc, thiết bị hiện đại, việc khai thác sử dụng thiết bị dạy nghề chưa thật sự hiệu quả, có những thiết bị mua nhưng không sử dụng gây lãng phí rất lớn.

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 20 cơ sở dạy nghề, trong đó có nhiều Trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề, đặc biệt có 02 trường TCN được thành

lập và đầu tư cơ sở vật chất khá tốt, phục vụ đối tượng người học tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Thị xã Gò Công nên trong công tác tuyển sinh có sự cạnh tranh rất lớn trong khi lượng HS THCS giảm, người có nhu cầu học nghề không cao làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đầu vào của HSSV, thiếu về số lượng dẫn đến không có sự chọn lựa về chất lượng đầu vào. Từ năm 2010 đến nay, Trường CĐN Tiền Giang liên tục tuyển sinh không đạt chỉ tiêu, và có chiều hướng ngày càng giảm. Bên cạnh yếu tố khách quan nêu trên, thì công tác tổ chức tư vấn tuyển sinh cũng chưa thật sự khoa học, chưa thu hút người học.

- Đội ngũ GV đủ về số lượng nhưng thực chất về chất lượng chưa đảm bảo, điều này thể hiện ở việc tỉ lệ HSSV bỏ học rất cao một phần do GV chưa tổ chức tốt hoạt động giảng dạy để HSSV hứng thú trong học tập. Bên cạnh đó, Nhà trường chưa có kế hoạch liên kết với một số công ty lớn để cử CBGV đến học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia về lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy, điện, điện tử, hóa chất, công nghệ thông tin,... để bổ sung và cập nhật các thông tin, kiến thức thực tế về các máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại đang được các cơ sở sản xuất sử dụng; đồng thời tạo cơ hội để các GV có điều kiện tiếp xúc, sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại. Trên cơ sở đó, tạo mối quan hệ hợp tác ĐT để đưa HSSV của Nhà trường đi thực tập tại các Doanh nghiệp có cơ sở vật chất, trang thiết bị và máy móc hiện đại góp phần giải quyết tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, thiếu hụt vật tư của Nhà trường.

- Việc giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch ĐT, việc thực hiện mục tiêu, nội dung CTĐT của Nhà trường trong những năm qua chưa được tổ chức triển khai, thực hiện một cách đồng bộ, thường xuyên và hiệu quả. Công tác theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thường gián đoạn ở khâu quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch ĐT, chỉ chú trọng kết thúc kế hoạch đúng tiến độ, dẫn đến tình trạng GV rút gọn nội dung và thời gian giảng dạy, không thực hiện đầy đủ số giờ giảng dạy đã được phân công thể hiện ở tình trạng bớt giờ, bỏ giờ

của GV, nghỉ dạy không bù mà vẫn kết thúc CT môn học đúng tiến độ... vẫn tồn tại làm ảnh hưởng tới nội dung, chương và kế hoạch ĐT cũng nhà chất lượng đầu ra của Nhà trường.

- Công tác xây dựng nội dung CTĐT chưa mang tính hiện đại, đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp, chưa có sự tham gia của Doanh nghiệp cũng như của các chuyên gia theo các lĩnh vực nghề. Việc soạn tài liệu, giáo trình, giáo án phục vụ công tác giảng dạy còn sơ sài, thiếu đầu tư, chậm đổi mới, chậm cập nhật các kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và người học nghề.

-Trường chưa quan tâm xây dựng mối quan hệ với Doanh nghiệp để gắn kết ĐT với thực tiễn lao động sản xuất, có thêm nguồn thông tin từ ý kiến đóng góp cũng như máy móc thiết bị, dây chuyền, công nghệ sản xuất hiện đại của Doanh nghiệp.

- Mối quan hệ, hợp tác, phối hợp giữa các phòng, khoa còn lúng túng, chức năng nhiệm vụ chưa được phân định rõ gây chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Nề nếp, tác phong làm việc của một số CBGV trường CĐN Tiền Giang chưa tốt ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức và rèn luyện tác phong công nghiệp cho HSSV.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Cơ sở vật chất chưa được đầu tư đồng bộ, còn thiếu thốn nên phải chia tách xưởng, tận dụng phòng KTX làm xưởng thực hành dẫn đến xưởng chật hẹp, bố trí thiết bị dạy học chưa khoa học. Thiết bị dạy nghề mua qua hình thức đấu thầu nên khi cung cấp thiết bị có sai lệch về chủng loại đối với đề xuất của Nhà trường nên có những thiết bị mua nhưng không sử dụng được gây lãng phí rất lớn.

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có quá nhiều cơ sở dạy nghề trong khi người có nhu cầu học nghề không cao do tâm lý “trọng thầy, khinh thợ” nên công tác tuyển sinh của trường luôn không đạt chỉ tiêu. Do cơ chế chính sách đối với

người đã qua ĐT nghề chưa có gì khác biệt với lao động phổ thông, học phí lại cao nên người dân chưa có động cơ cho con em học nghề. Thêm vào đó, công tác tổ chức tuyển sinh chưa thực sự khoa học để bảo đảm chất lượng đầu vào của Nhà trường. Công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp giúp các em HSSV lựa chọn đúng ngành, nghề phù hợp với năng lực, sở trường của mình còn hạn chế và bất cập. Cách thức tổ chức thực hiện chưa khoa học và thiếu nhất quán trong công tác quản lý chất lượng ĐT của Nhà trường

- Chính sách ĐT bồi dưỡng GV của Nhà trường tương đối tốt, tuy nhiên viên chức không được Tỉnh hỗ trợ chi phí ĐT sau đại học như năm 2011 về trước nên việc học tập nâng cao trình độ của CBGV gặp rất nhiều khó khăn, nhiều CBGV không thể học tập nâng cao trình độ vì khả năng tài chính không cho phép. Bên cạnh đó đội ngũ CBQL của trường khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như Nhà trường chưa xây dựng được các mối quan hệ tốt với các Doanh nghiệp lớn để GV được hỗ trợ học tập kinh nghiệm, nâng cao tay nghề.

- Công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch ĐT chưa được quan tâm. Chưa có hệ thống quản lý chất lượng nên mọi hoạt động đảm bảo chất lượng chưa được thực hiện đồng bộ, liên tục.

- Công tác xây dựng CTĐT biên soạn giáo trình chưa được đầu tư và tổ chức thực hiện đúng hướng.

-Chưa có quy chế phối hợp nên mối quan hệ, hợp tác giữa các phòng, khoa còn mang nặng tính tình cảm, chưa thực hiện đúng nguyên tắc trách nhiệm. Chức năng nhiệm vụ chưa được phân định rõ gây chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm.

- Do chưa được kiểm tra giám sát tốt, quy chế thi đua khen thưởng chưa phù hợp, chưa có sự khác biệt giữa người làm tốt và người chưa làm tốt nên nề nếp, tác phong làm việc, mức độ đều tư cho công việc của một số CBGV trường CĐN Tiền Giang chưa tốt ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức và

rèn luyện tác phong công nghiệp cho HSSV, ảnh hưởng đến chất lượng ĐT của Nhà trường.

- Công tác nghiên cứu thị trường lao động để định hướng cho việc dạy và học nghề của Nhà trường chưa được quan tâm, đầu tư và tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, do tâm lý ngại thay đổi nên nhà Trường vẫn chỉ tập trung ĐT những ngành, nghề truyền thống trên cơ sở có nguồn lực sẵn có mà chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu đích thực của xã hội đã dẫn tạo ra sự sơ cứng trong nội dung ĐT của nhà Trường.

- Công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp cho HSSV chưa được đầu tư, xây dựng thành CT hành động cụ thể của nhà Trường, nên nhiều HSSV sau khi đã nhập học lại xin chuyển nghề hoặc xin rút hồ sơ để chuyển sang cơ sở ĐT khác .

Kết luận chương 2

Chương 2, ngoài việc khái quát quá trình hình thành và phát triển của trường CĐN Tiền Giang, nội dung chính của Chương này tập trung giải quyết những vấn đề thực trạng quản lý chất lượng ĐT nghề của trường CĐN Tiền Giang, trên cơ sở đánh giá những thành công, hạn chế từ đó tìm ra nguyên nhân của thực trạng quản lý chất lượng ĐT nghề của trường CĐN Tiền Giang, đây là căn cứ để đề xuất các kiến nghị và giải pháp quản lý nâng cao chất lượng của Nhà trường.

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang (Trang 64)