Cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính phục vụ đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang (Trang 45)

Địa điểm xây dựng trường CĐN Tiền Giang nằm trong khu vực trung tâm Thành phố Mỹ Tho, trực thuộc tỉnh Tiền Giang cách tỉnh Bến Tre khoảng 06 km. Với 02 mặt tiền đường lớn, vị trí khá thuận lợi để thu hút người dân đến liên hệ học nghề. Cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính của Trường ở mức tương đối đáp ứng yêu cầu dạy nghề.

2.2.5.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường

- Tổng diện tích đất sử dụng: 17.100 m2 (đồng thời là diện tích sở hữu). - Phòng học lý thuyết: tổng diện tích: 2.304 m2, số phòng: 19, diện tích bình quân/HSSV: 1,18 m2, kinh phí xây dựng: 5,2 tỉ đồng (Nhà trường đang chuẩn bị kế hoạch nâng diện tích bình quân/HSSV lên: 1,5m2/HSSV theo Quyết định số 21/2003/QĐ – BXD ngày 28/7/2003 của Bộ xây dựng).

- Xưởng thục hành: số xưởng: 36, tổng diện tích: 4.122,16 m2, diện tích bình quân/HSSV: 2,1 m2, kinh phí xây dựng: 2,4 tỉ đồng (Nhà trường đang chuẩn bị kế hoạch nâng diện tích bình quân/HSSV lên: 4m2/HSSV theo Quyết định số 21/2003/QĐ – BXD ngày 28/7/2003 của Bộ xây dựng).

- Có đầy đủ thư viện, khu giáo dục thể chất, ký túc xá, phòng y tế, khu nhà ăn, khu hành chánh….

Nhìn chung, cơ sở vật chất đáp ứng được quy mô ĐT hiện nay của Nhà trường, tuy nhiên diện tích một số xưởng thực hành được bố trí tạm thời còn khá chật hẹp, một số xưởng tiền chế chưa thông thoáng, khá nóng bức…nên chưa tạo điều kiện tốt cho người học.

2.2.5.2. Thiết bị dạy nghề

Thiết bị dạy nghề của Trường được đầu tư theo danh mục thiết bị dạy nghề cơ bản và theo quy định trong CTĐT, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy nghề hiện nay, cụ thể như sau:

- Thiết bị, phương tiện giảng dạy dùng chung: Có 09 máy vi tính,

Projector, màn chiếu không cố định, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho GV sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy. Mạng ADSL có dây và không dây phủ khắp các phòng làm việc của Ban giám hiệu và các phòng, khoa, phục vụ tốt công tác quản lý, điều hành và trao đổi thông tin nội bộ và tìm kiếm thông tin qua mạng Internet.

- Thiết bị, phương tiện giảng dạy theo nghề: có thể kể đến là:

Thuộc Lĩnh vực điện - điện tử- điện lạnh: Bộ lập trình Logo dài (Siemen -LOGO 12/24 RC); Dao động kỹ thuật số 4 kênh 100MHz TDS2014B (kết nối máy vi tính); Bộ thí nghiệm PLC S7-200, Mini-robot dùng động cơ bước, Máy quấn dây động cơ tự động Vielina; Logo + cáp USB kết nối máy vi tính + phần mềm (Input 8xAC/DC, output 4 relay/ 10 A) …

Thuộc Lĩnh vực cơ khí:Được trang bị các máy tiện CNC, máy

phay CNC, máy hàn TIG, MIG/MAG, máy hàn tự động hồ quang chìm, hệ thống thiết bị kiểm định ô tô, động cơ phun xăng đánh lửa điện tử,…

Thuộc Lĩnh vực may:Được trang bị các máy may công nghiệp,

máy may 1 kim điện tử, máy đính nút, thùa khuy điện tử, máy ép keo phẳng…

Thuộc Lĩnh vực tin học: Mạng ADSL cho tất cả các phòng máy phục vụ tốt giảng dạy và truy cập thông tin của HSSV, máy tính…

Đến nay, tổng vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề của Trường đã lên đến 28.042 triệu đồng. So với danh mục thiết bị dạy nghề được ban hành và danh mục thiết bị được quy định trong CTĐT hiện đang áp dụng thì trường CĐN Tiền Giang có tương đối đủ thiết bị dạy nghề đáp ứng được nhu cầu dạy thực hành, tuy nhiên thiết bị đa phần lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học kỹ thuật.

Hàng năm, ngoài nguồn vốn do ngân sách tỉnh cấp để trang bị thường xuyên, Trường còn nhận được đầu tư từ CT mục tiêu quốc gia để mua sắm trang thiết bị với tổng số tiền gần 40 tỉ đồng (từ khi thành lập đến nay).

2.2.5.3. Khai thác sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

Khu KTX với lượng HSSV đăng ký ở nội trú quá ít, hư hỏng sửa chữa thường xuyên … dẫn đến thu không đủ bù chi.

Các thiết bị như: Máy tiện CNC, máy phay CNC với kinh phí đầu tư hơn 3 tỉ đồng nhưng hầu như chỉ sử dụng đôi lần trên năm học. Buồng hàn mua không đúng sản phẩm yêu cầu, rất chật hẹp, nóng bức, không tiện cho GV giám sát quá trình thực hành của HSSV nên không được GV sử dụng thường xuyên trong giảng dạy thực hành. Một số ngành nghề không tuyển sinh được 3 năm gần đây như Cắt gọt kim loại, Hàn…cũng lãng phí cơ sở vật chất, thiết bị đã đầu tư.

Kết quả khảo sát ý kiến của CBGV và HSSV về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy nghề của Trường như sau:

BẢNG 2-4: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT (Đvt: %)

Đối tượng trả lời

Về số lượng Mức độ hiện đại Hiệu quả sử dụng

Đủ Tương đối đủ Chưa đủ Hiện đại Tương đối hiện đại Lạc hậu Hiệu quả Tương đối hiệu quả Chưa hiệu quả CBGV 21,62 51,35 27,03 13,51 28,83 57,66 11,71 26,13 62,16

Đối tượng trả lời

Về số lượng Mức độ hiện đại Hiệu quả sử dụng

Đủ Tương đối đủ Chưa đủ Hiện đại Tương đối hiện đại Lạc hậu Hiệu quả Tương đối hiệu quả Chưa hiệu quả HSSV 12,5 63,89 23,61 2,78 40,28 56,94 20,83 23,61 55,56

Qua kết quả khảo sát về việc khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, có thể thấy rằng hầu hết CBGV và HSSV được khảo sát đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ, có 51,35% CBGV và 63,89% HSSV; về mức độ hiện đại có 57,66% CBGV và 56,94% HSSV đánh giá là lạc hậu. Đánh giá về hiệu quả sử dụng của cơ sở vật chất và trang thiết bị, có 62,16% CBGV và 55,56% HSSV cho rằng việc sử dụng chưa hiệu quả. Có thể thấy CBGV và HSSV đánh giá khá thấp về cơ sở vật chất của Trường, do thiết bị máy móc đời cũ, nhiều nhà xưởng tiền chế ....là chủ yếu nên cơ sở vật chất, trang thiết bị tuy đủ về số lượng nhưng thiếu về chất lượng.

Nhìn chung, thiết bị dạy nghề của Trường cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy nghề hiện nay, tuy nhiên số máy móc, thiết bị hiện đại rất hạn chế, công tác mua sắm, khai thác sử dụng còn chưa hiệu quả, gây lãng phí rất lớn.

2.2.5.4. Về tài chính

Trường CĐN Tiền Giang thực hiện cơ chế tự chủ theo theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập của Chính phủ. Hàng năm đều lập dự toán trình Sở Tài Chánh, trình UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện thu chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ. Việc dự toán thu chi có cơ sở khoa học, thực tiễn từ việc tính toán nguồn thu chi thực tế của Nhà trường, dự trù tăng giá sản phẩm. Hồ sơ thủ tục chi được thực hiện và lưu trữ đúng quy định nhà nước. Cuối năm có công bố thu, chi rõ ràng, minh bạch.

Thực hiện chi cho các hoạt động đảm bảo chất lượng ĐT như sau:

- Chi Quỹ học bổng khuyến khích học nghề (dành cho HSSV trung cấp và cao đẳng chính quy) = 15% tổng thu học phí hệ ĐT trung cấp và cao đẳng chính quy.

- Kinh phí đầu tư vật tư thực hành: Theo quy định của Tổng cục dạy nghề, tuy nhiên do việc tiết kiệm vật tư giảng dạy và thực tập kết hợp sản xuất chưa thực hiện tốt nên vật tư giảng dạy dù được đầu tư kinh phí rất lớn nhưng chỉ đáp ứng được nhu cầu luyện tập ban đầu, chưa thật sự phục vụ tốt cho việc luyện tập hình thành kỹ năng cho HSSV.

- Kinh phí ĐT bồi dưỡng GV: Nguồn kinh phí ĐT bồi dưỡng GV rất hạn chế, chủ yếu ĐT bồi dưỡng theo chuyên đề từ nguồn kinh phí của Sở LĐTBXH. ĐT sau đại học, ĐT đạt chuẩn do GV tự trang trãi kinh phí.

- Kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị, phương tiện dạy học: Nguồn vốn chủ yếu do ngân sách tỉnh cấp để trang bị thường xuyên và từ CT mục tiêu quốc gia.

- Kinh phí mở rộng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất: Từ nguồn chi thường xuyên của nhà trường

Như vậy nguồn kinh phí của Nhà trường khá hạn hẹp, công tác huy động vốn nâng cấp các điều kiện đảm bảo chất lượng ĐT chưa được thực hiện hiệu quả.

Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường tương đối đầy đủ tuy nhiên chưa theo kịp công nghệ hiện đại, việc sử dụng chúng lại chưa hiệu quả, việc đầu tư chưa tập trung. Tài chính còn gặp rất nhiều khó khăn do định mức ngân sách nhà nước cấp rất thấp, chi phí ĐT nghề lại cao hơn hệ chuyên nghiệp vì phải đầu tư nhiều cho thiết bị, nhà xưởng, vật tư thực hành. Khi thu học phí khá cao để bù chi dẫn đến công tác tuyển sinh đã khó càng thêm khó nên nguồn thu học phí không đáp ứng được chất lượng ĐT.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang (Trang 45)