Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang (Trang 41)

2.2.3.1. Về đội ngũ giáo viên

Toàn trường có 94 GV chia thành 3 nhóm chủ yếu:

 GV dạy các môn văn hóa nghề: 6 GV, 06 GV này là nòng cốt đảm nhận giảng dạy văn hóa nghề cho HS tốt nghiệp THCS vào học trung cấp nghề. Tỉ lệ GV dạy văn hóa nghề chỉ đáp ứng 50% nhu cầu giảng dạy của Nhà trường, 50% còn lại phải hợp đồng thỉnh giảng.

 GV dạy các môn chung như: Chính trị, pháp luật, ngoại ngữ, giáo dục thể chất: 5 GV. Đáp ứng vừa đủ nhu cầu giảng dạy của Nhà trường.

 GV dạy nghề bao gồm lý thuyết nghề và thực hành nghề: 83 GV thuộc 09 bộ môn. Do đặc điểm của CTĐT theo môđun nghề là sự gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, vì vậy hầu hết GV vừa đảm nhiệm dạy cả lý thuyết và thực hành, hay còn gọi dạy học tích hợp. Tỉ lệ GV dạy nghề đáp ứng 95% nhu cầu giảng dạy của Nhà trường, 5% hợp đồng thỉnh giảng GV nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, kế toán Doanh nghiệp.

a) Về tỷ lệ học sinh/ giáo viên: Tỷ lệ chuẩn HS/GV của dạy nghề là 25

HS/GV. Đội ngũ GV dạy nghề cơ hữu của Trường đủ về số lượng, tỷ lệ HS/GV toàn trường là 22, so với quy định chuẩn của ngành là 25 như vậy đảm bảo chủ động đội ngũ GV và thừa GV một số ngành như: Điện tử, Cắt gọt kim loại, Hàn,… vì tỉ lệ HSSV học các nghề này rất ít.

b) Về cơ cấu trình độ và chất lượng giáo viên

Theo thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 Quy định chuẩn GV, giảng viên dạy nghề thì:

Về kiến thức chuyên môn: Hiện nay Trường có 12,77% GV đạt trình độ

GV dạy nghề thì Trường có đội ngũ GV đạt chuẩn chuyên môn và trên chuẩn tương đối cao. Tuy nhiên, còn 21,28 % GV chưa đạt chuẩn tin học, còn 18,08 % GV chưa đạt chuẩn ngoại ngữ.

Về kỹ năng nghề: 100% GV có kỹ năng nghề tương đương trình độ cao

đẳng nghề. Như vậy về mặt lý thuyết 100% GV dạy nghề đạt chuẩn về tay nghề, tuy nhiên chưa có GV được cấp chứng nhận kỹ năng nghề quốc gia.

Về kinh nghiệm công tác: Số GV có thâm niên công tác trên 5 năm

chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 90,43% tổng số GV toàn trường. Như vậy GV đa phần có kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm nghề nghiệp.

Về năng lực sư phạm: 100% GV đạt chuẩn sư phạm dạy nghề.

Về chất lượng đội ngũ GV: Từ năm học 2012-2013, nhà Trường có tổ

chức đánh giá chất lượng GV theo hướng dẫn của công văn số 1329/TCDN- GV ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Tổng cục Trưởng Tổng cục dạy nghề về việc Hướng dẫn đánh giá xếp loại GV, giảng viên dạy nghề theo chuẩn GV, giảng viên dạy nghề [ Phụ lục 2]. Đến thời điểm hiện tại nhà trường có 100% GV được đánh giá đạt chuẩn, trong đó loại tốt đạt 70,2%. Như vậy, về số lượng và chất lượng đội ngũ GV của Trường tương đối đáp ứng được nhu cầu ĐT. Tuy nhiên năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học của GV trong nghiên cứu, giao tiếp và năng lực biên soạn giáo trình còn khá hạn chế.

2.2.3.2. Về đội ngũ cán bộ quản lý

Số liệu thống kê đến 31/6/2014 cho thấy trình độ ĐT của đội ngũ CBQL tại trường như sau: 1 có trình độ tiến sĩ (hiệu trưởng) tỉ lệ 2,94%, 9 trình độ thạc sĩ chiếm 26,5%, 24 đại học chiếm 70,6%. Về trình độ tin học 100% đội ngũ CBQL có trình độ tin học A, B, chỉ có 3,6% có trình độ Đại học Công nghệ thông tin. Về trình độ ngoại ngữ , 85% có trình độ ngoại ngữ A, B; 15% có trình độ ngoại ngữ C, đại học trở lên, nhưng hầu hết không có khả năng giao tiếp hoặc nghiên cứu trực tiếp tài liệu nước ngoài.

Về trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của CBQL khá cao, với

2,94% CBQL có trình độ tiến sĩ (01 Hiệu trưởng), 26,47% CBQL có trình độ thạc sĩ và 70,59% CBQL có trình độ đại học, không có trình độ khác. CBQL đều đạt chuẩn chuyên môn trước khi bổ nhiệm.

Về nghiệp vụ quản lý: Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tuy nhiên do đa phần CBQL trẻ chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nên việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL còn khá chậm vì CBQL còn dành nhiều thời gian tập trung học tập nâng cao chuyên môn. Tỉ lệ CBQL đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý là 64,71%, còn lại 35,29% chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

Về kinh nghiệm quản lý: Do đội ngũ CBQL lấy từ nguồn của Nhà

trường là chủ yếu nên đa phần chưa có thâm niên quản lý, cụ thể có 20,59% CBQL có kinh nghiệm công tác trên 15 năm, 8,82% CBQL có kinh nghiệm công tác trên 5 năm, còn lại 70,59% CBQL có kinh nghiệm quản lý dưới 05 năm. Số CBQL được điều động hoặc chuyển ngành từ nơi khác về là 4, chiếm tỉ lệ 11,76%

Về cơ cấu độ tuổi: Do Trường là đơn vị mới thành lập, đội ngũ CBQL

tương đối trẻ, 29,41% CBQL có tuổi đời trên 35 tuổi, còn lại 70, 59% CBQL có tuổi đời dưới 35.

Về cơ cấu về giới: Tỉ lệ nữ CBQL của trường khá thấp, 23,53% CBQL

là nữ, còn lại 76,47% CBQL là nam.

Như vậy, đại bộ phận CBQL của Trường đều từ nguồn của nhà Trường và đã có kinh nghiệm trong công tác quản lý. Tuy nhiên chỉ có 64,71% đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, phần lớn là quản lý theo kinh nghiệm. Cán bộ của Trường thường xuyên được cử tham gia các lớp bồi dưỡng nhưng tập trung chủ yếu vào các chuyên đề quản lý hành chính nhà nước, chưa được bồi dưỡng hoặc ĐT về nghiệp vụ quản lý giáo dục hoặc giáo dục nghề nghiệp. Những chuyên đề mang tính nghiệp vụ quản lý giáo dục

hiện đại như kiểm định và đánh giá chất lượng dạy nghề, lập kế hoạch chiến lược dạy nghề…chưa được chú ý ĐT, hoặc bố trí đối tượng chưa phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang (Trang 41)