Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang (Trang 69)

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp này là nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh nhằm nâng cao chất lượng đầu vào, tiền đề của chất lượng ĐT nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp

Thực hiện tuyển sinh trên cơ sở khảo sát nhu cầu của thị trường lao động và khả năng đào tạo của Trường theo các điều kiện đảm bảo chất lượng ĐT.

Thực hiện đăng ký chỉ tiêu ĐT theo cơ chế mở, tuyển sinh trên cơ sở xác định năng lực ĐT để quyết định tuyển sinh. Thực hiện theo điều này giúp cho Trường tận dụng được đội ngũ GV, cơ sở vật chất trang thiết bị cũng như năng lực quản lý nhằm đảm bảo chất lượng học sinh ra trường đáp ứng yêu cầu Doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh là thực hiện tốt các khâu của quá trình tuyển sinh, từ khâu lập kế hoạch, phân công nhân sự, tổ chức thực hiện,…nói chung là chuyên nghiệp hóa công tác tuyển sinh:

- Chuyên nghiệp hóa địa điểm tuyển sinh: Xây dựng điểm tuyển sinh tại mặt tiền trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến liên hệ. Trang trí trang nhã, tạo cảm giác thoải mái cho người dân khi liên hệ.

- Chuyên nghiệp hóa bộ phận tư vấn tuyển sinh: Bộ phận tư vấn tuyển sinh chuyên nghiệp, được trang bị kiến thức nghề đầy đủ, được trang bị kỹ thuật tư vấn, nhiệt tình giúp người đến liên hệ yên tâm chọn và học nghề.

- Chuyên nghiệp hóa tài liệu tuyển sinh: Thiết kế bướm tuyển sinh rõ ràng dễ hiểu.

- Quảng bá thông tin tuyển sinh rộng rãi đến người dân bằng nhiều con đường: Thông báo chiêu chinh trên đài truyền hình, đài phát thanh, treo băng rôn, đi tư vấn tuyển sinh trực tiếp tại các trường THPT, THCS; tạo góc tuyển sinh trên website của trường; tư vấn tuyển sinh trực tuyến qua mạng, qua điện thoại….

- Xây dựng vệ tinh tuyển sinh tại các trường THCS, THPT, tạo nguồn tuyển sinh cố định cho nhà trường. Hình thức mời CBGV các trường THPT, THCS làm cộng tác viên tuyển sinh cho Trường.

- Sử dụng bộ công cụ hướng nghiệp cho người học nghề, giúp người học nghề yên tâm chọn nghề, yên tâm học nghề.

- Hướng nghiệp trước, trong và sau quá trình học nghề cho HSSV. Việc này rất quan trọng công côn tác duy trì sĩ số, giúp người học không chọn sai

nghề, giúp Nhà trường cân bằng được cơ cấu ngành nghề, đảm bảo cung hợp với cầu về số lượng và chất lượng.

- Tuyên truyền và khơi dậy tinh thần trách nhiệm của CBGV Nhà trường sao cho 100% CBGV Nhà trường là vệ tinh tư vấn tuyển sinh của Nhà trường.

3.2.1.3. Điều kiện cần để bảo đảm thực hiện giải pháp

Đầu tư kinh phí xây dựng trung tâm tư vấn tuyển sinh

- Trên cơ sở nguồn nhân lực hiện có, lập kế hoạch chọn lọc nhân sự phù hợp, ĐT, bồi dưỡng thực hiện công tác tuyển sinh.

- Cân đối nguồn kinh phí đầu tư cho tuyển sinh hằng năm, có chính sách huy động nguồn vốn phục vụ công tác tuyển sinh

- Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm và có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư cho công tác tuyển sinh. Truyền cảm hứng và tinh thần tự giác làm vệ tinh tuyển sinh đến tất cả CBGV.

- Cần mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, đối với các nghề không tuyển sinh được phải có khảo sát đánh giá nguyên nhân: Nếu ngành nghề không còn phù hợp với nhu cầu xã hội và thị hiếu người học thì nên mạnh dạn bỏ đi và đầu tư tìm hiểu thị trường để mở ngành nghề mới mang tính thời đại hơn; nếu xã hội có nhu cầu nhưng người học không có biết thì phải tăng cường công tác quảng cáo, tư vấn tuyển sinh định hướng cho người học.

3.2.2. Đổi mới Chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu

xã hội

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp này là xây dựng nội dung CTĐT nghề theo hướng hiện đại, bảo đảm yêu cầu chất lượng đáp ứng yêu cầu của xã hội: nhu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của người học nghề.

CTĐT của trường CĐN Tiền Giang đã được xây dựng và ban hành đáp ứng về số lượng trên cơ sở căn cứ theo CT khung ĐT do Bộ LĐTBXH ban hành, tuy nhiên chưa mang tính hiện đại, đáp ứng yêu cầu xã hội. Do đó cần thiết phải xây dựng CTĐT theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu xã hội, có như vậy HSSV sau khi tốt nghiệp mới có khả năng tìm việc làm cao và kỹ năng tay nghề đáp ứng yêu cầu của Doanh nghiệp.

- CTĐT được phát triển dựa trên quan niệm hiện đại: Nội dung học tập là các năng lực thực hiện hoặc công việc được xác định trên cơ sở phân tích nghề. Trong CTĐT mới các bài dạy là đơn vị kiến thức hoặc kỹ năng độc lập nhằm hình thành ở người học các năng lực hoạt động nghề nghiệp với các mức độ tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp khác nhau. CTĐT được xây dựng theo các môđun thực hành tích hợp lý thuyết và thực hành có kết hợp một số học phần lý thuyết, người học được phép tích lũy kết quả học tập, những nội dung đã học trước đó và đã được công nhận là thông thạo, đáp ứng tiêu chuẩn quy định thì không phải học lại.

- Mục tiêu đào tạo của CTĐT nghề mới được xác định một cách cụ thể, bao gồm từ mục tiêu CTĐT tới mục tiêu môn học/môđun và mục tiêu các đơn vị học tập nhỏ hơn như bài học, tiết học, ca thực tập…Hệ thống mục tiêu các môn học có trong CTĐT sẽ cụ thể hóa nhằm thực hiện đạt mục tiêu ĐT. Đây là căn cứ xác định nội dung cần dạy và học trong mỗi môn học/môđun, là căn cứ xác định mục tiêu các bài học và là căn cứ để biên soạn công cụ đánh giá kết quả học tập môn học/môđun. Với mỗi bài học cần xác định thật rõ ràng mục tiêu bài học. Một mục tiêu bài học tốt phải bao gồm đủ ba thành phần: 1/ kiến thức; 2/ kỹ năng; 3/thái độ; trong đó xác định rõ tiêu chuẩn cần đạt được

của kỹ năng. Với cách viết mục tiêu bài học như vậy, giúp người học biết mình cần phải học gì, làm gì để đạt được năng lực thực hiện theo mục tiêu đã được xác định từ đầu; giúp GV tổ chức giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của HSSV một cách hiệu quả.

- Việc đánh giá và xác nhận năng lực thực hiện đối với HSSV dựa theo các tiêu chí, tiêu chuẩn nghề chứ không theo chuẩn tương đối so sánh với chuẩn của lớp hoặc nhóm như lâu nay trong đào tạo truyền thống. Các tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện được xác định chủ yếu từ các tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp.

Để xây dựng CTĐT của Trường, trên cơ sở Chương trình khung ĐT nghề trình độ CĐN, TCN được ban hành và thực hiện từ năm 2007 theo quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động-TBXH, Trường cần cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung, kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với mỗi môn học hoặc mô-đun đào tạo theo từng nghề và từng trình độ đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh của từng ngành, từng lĩnh vực và nhu cầu của các Doanh nghiệp trong Tỉnh và khu vực. Từ đó xây dựng và ban hành CT chuẩn cho các khoá đào tạo được thống nhất trong phạm vi toàn trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách thực hiện giải pháp

Việc thực hiện giải pháp này là một quá trình bao gồm nhiều khâu, phải tiến hành tuần tự qua từng khâu:

- Phân tích nhu cầu đào tạo: Bộ phân phụ trách lập kế hoạch, phân

công bộ môn dưới sự chỉ đạo của Khoa tổ chức các đợt nghiên cứu thực tế các Doanh nghiệp để đưa ra báo cáo phân tích nhu cầu đào tạo ở một nghề cụ thể.

- Phân tích nghề: Việc phân tích nghề cần thực hiện theo phương

pháp DACUM( Develope a curriculum – phát triển chương trình đào tạo).

Thành lập tiểu ban phân tích nghề, khoảng từ 8-12 thành viên, gồm các GV có kinh nghiệm lâu năm trong nghề và mời các chuyên gia đang làm việc trong các Doanh nghiệp, làm việc trong khoảng 2-3 ngày dưới sự chỉ đạo của một chuyên gia phân tích nghề. Tiểu ban này sẽ lập bản sơ đồ phân tích nghề, còn gọi là sơ đồ DACUM, với hệ thống các nhiệm vụ và công việc của nghề.

- Phân tích công việc: GV và các chuyên gia thực tế cùng phối hợp

của nghề, trong đó xác định rõ tiêu chuẩn cần đạt được, các kiến thức, kỹ năng thái độ cần có để thực hiện công việc và những thông tin cần thiết khác.

- Thiết kế CT: Nhóm GV có kinh nghiệm dựa trên các phiếu phân

tích công việc trên sẽ soạn thảo Đề cương CT bao gồm khung thời gian ĐT, tên môn học, các môđun và thời lượng, yêu cầu về công cụ đánh giá kết quả học tập, sơ đồ lôgíc mối quan hệ giữa các môđun và môn học trong CT.

- Biên soạn CT: Nhóm GV trên tiếp tục biên soạn một CTĐT hoàn

chỉnh theo định dạng quy định.

- Thử nghiệm CT: Một số GV được mời tham gia dạy thử nghiệm

một phần hoặc toàn bộ CT biên soạn để hiệu chỉnh.

- Đánh giá CT: Một số chuyên gia và GV có kinh nghiệm cùng phối

hợp đánh giá CTĐT và đưa ra những kiến nghị cần thiết về CT và việc triển khai CT đó.

- Triển khai CT: Ban Giám Hiệu đưa ra quyết định về việc triển khai

các khóa ĐT theo CT đã được hoàn thiện.

Để việc xây dựng CTĐT được hiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra, cần thiết phải xác định rõ số lượng, đối tượng nhân sự trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện, cần thiết phải thành lập một tiểu ban quản lí chất lượng CTĐT gồm đại diện Phòng ĐT, phòng Quản lý khoa học và quan hệ đối ngoại, các trưởng bộ môn… Tiểu ban này sẽ chịu trách nhiệm tổ chức toàn bộ quá trình thu thập thông tin về nhu cầu xã hội, đặt hàng nội dung, trình kế hoạch xây dựng CTĐT, tổ chức biên soạn và thẩm định CTĐT, khảo sát đánh giá CT thường xuyên để đảm bảo chất lượng CT, đảm bảo mục tiêu ĐT của nhà trường. Bên cạnh yếu tố con người là yếu tố kinh phí. Muốn làm được điều này phải huy động được nguồn kinh phí xây dựng CTĐT. Sử dụng nguồn kinh phí này để tổ chức khảo sát đánh giá CTĐT hiện hành; mời chuyên gia tư vấn nội dung, tổ chức hội thảo mời các Doanh nghiệp đóng góp ý kiến; tham quan các quy trình sản xuất thực tiễn để nắm bắt những khoa học kỹ thuật đang được các Doanh nhiệp ứng dụng, đang có nhu cầu sử dụng. Có

như vậy HSSV qua ĐT mới được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia thị trường lao động hiệu quả.

3.2.2.3. Điều kiện cần bảo đảm để thực hiện giải pháp

- Trong chiến lược phát triển Nhà trường đã xác định mục tiêu đổi mới nội dung, CTĐT nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do vậy, việc đầu tư nguồn nhân lực và tài chính đáp ứng yêu cầu xây dưng nội dung, CTĐT là có cơ sở và điều kiện để thực hiện.

Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng ĐT nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường trên cơ sở đổi mới nội dung, CTĐT nghề hiện nay của trường CĐN Tiền Giang là cần thiết và hội tụ đủ các điều kiện để triển khai, thực hiện.

3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác ĐT

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp này là cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác ĐT của Nhà trường, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ĐT Nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề là một trong những điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của Nhà trường. Nếu việc quy hoạch và thực hiện xây cất, mua sắm không đồng bộ sẽ dẫn đến lãng phí và không đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức tốt hoạt động dạy và học của GV và HSSV. Cần có sự tính toán chu đáo tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại, quy mô ĐT của Nhà trường để định hướng tốt cho công tác phát triển cơ sở vật chất, phục vụ tốt cho hoạt động ĐT của Nhà trường. Để làm được điều này cần thực hiện các nội dung sau đây:

- Xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở vật chất căn cứ vào Kế hoạch chiến lược và quy mô phát triển ĐT của Nhà trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dài hạn, trong đó xác định rõ mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn.

- Xác định và phân bổ nguồn vốn phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị: Nguồn vốn từ CT mục tiêu dùng phát triển cơ sở vật chất, nâng cấp, mở rộng, xây mới nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị cho các nghề trọng điểm; Nguồn vốn từ ngân sách địa phương mua sắm các thiết bị cho các nghề là nhu cầu của địa phương; nguồn vốn tự có của Nhà trường; phân bổ nguồn vốn cho phù hợp và tăng cường huy động cho kỳ được nguồn vốn phục vụ cho thực hiện kế hoạch.

- Đưa ra lộ trình hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trên cơ sở tính toán nguồn vốn huy động cho công tác phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác ĐT.

- Xây dựng quy trình mua sắm, sử dụng, duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Tổ chức nhân sự thực hiện kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện. Báo cáo kết quả cho lãnh đạo để điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

3.2.3.3. Điều kiện cần bảo đảm để thực hiện giải pháp

- Lãnh đạo Nhà trường quan tâm và khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm cung cấp điều kiện đảm bảo chất lượng ĐT.

- Dự toán tài chính của Nhà trường phải có nguồn phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Hoàn tất hồ sơ, thủ tục phê duyệt nghề trọng điểm để được cấp kinh phí đầu tư. Xây dựng kế hoạch năm phải chú ý tranh thủ xin kinh phí mua sắm thường xuyên từ ngân sách Tỉnh.

- Bộ phận lập kế hoạch phải có bước khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia trước khi lập kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị từng bước theo một lộ trình nhất định, từng giai đoạn có tổng kết báo cáo, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, đảm bảo khi kết thúc kế hoạch phải hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đáp ứng quy mô ĐT của Nhà trường.

3.2.4. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch ĐT

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp này là làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch ĐT

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp

Kế hoạch ĐT là bảng phân phối chương trình ĐT, thời gian thực hiện, nhân sự để thực hiện hoạt động ĐT nhằm đạt được mục tiêu ĐT của Nhà trường. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch ĐT đồng nghĩa tổ chức tốt quá trình ĐT. Muốn tổ chức tốt quá trình ĐT phải thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch ĐT. Nội dung của công tác kiểm tra giám sát kế hoạch đào tạo cần thực hiện:

- Tập hợp căn cứ pháp lý làm công cụ kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang (Trang 69)