Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan và
phân tích hồi qui để kiểm định các giả thuyết. Phân tích tương quan Pearson’s được sử dụng (vì các biến được đo bằng thang đo khoảng) để xác định các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các biến trước khi tiến hành phân tích hồi qui tiếp theo.
Các phân tích T – test và Anova cũng được thực hiện để xem xét tác động của nhân tố cá nhân như: giới tính, thu nhập, độ tuổi, vị trí công tác đến việc đánh giá chất lượng cảm nhận và xu hướng lựa chọn của khách hàng như thế nào.
Ngoài ra, mức độ cảm nhận của người tiêu dùng trong mỗi nhân tố cũng được phân tích. Từ đó, đề xuất hướng phát triển sản phẩm cho công ty Cổ Phần Acecook Việt Nam.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 02 giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ (định tính và định lượng) và nghiên cứu chính thức (định lượng). Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách tiến hành khảo sát thử 160 khách hàng để điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu chính thức (định lượng) được tiến hành bằng khảo sát khách hàng với kích cở mẫu n = 405. Chất lượng cảm nhận được đo lường thông qua 5 thành phần gồm 32 biến quan sát. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành mã hoá, nhập dữ liệu vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS 20.0 để phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU