Xây dựng nhân tố thanh khoản(LIQ)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phân tán địa lý đến tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 37)

Trước hết, để xây dựng nhân tố LIQ thì tác giả tính thanh khoản của từng cổ phiếu cho từng tháng theo công thức của Amihud (2002), giá trị thấp của đo lường tính không thanh khoản cho thấy tính thanh khoản cao, trong khi giá trị cao của phương pháp cho thấy tính không thanh khoản cao, công thức được tính như sau:

LIQ , =

, ∑ ,

,

, (3.10)

Trong đó: Di,t là số ngày của tháng thứ i, Di,t>5 ri,d là TSSL theo ngày

VOLDi,d là khối lượng giao dịch khớp lệnh

Sau đó, sử dụng trung vị như Fama và French(1993), tác giả sử dụng tỷ số tính không thanh khoản vừa tính được để chia cổ phiếu thành những danh mục gồm những cổ phiếu có tính không thanh khoản (I) và cổ phiếu rất thanh khoản (V): - Nhóm I: các công ty có tỷ số không thanh khoản từ phân vị thứ 50% trở lên.

- Nhóm V: các công ty có tỷ số không thanh khoản từ phân vị thứ 50% trở

xuống.

Từ đó, tác giả kết hợp với danh mục được hình thành theo quy mô (BE) và tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (BE/ME) tạo thành bốn danh mục đó là ISH, VSH, ISL, VSL, IBH, VBH, IBL, VBL.

Nhân tố LIQ (không thanh khoản-rất thanh khoản), cũng như nhân tố rủi ro trong TSSL có liên quan đến tính thanh khoản, là chênh lệch giữa trung bình TSSL hàng tháng về sự khác nhau của cổ phần không thanh khoản (I/L/S, I/M/S, I/H/S, I/L/B, I/M/B, I/H/B) và cổ phần rất thanh khoản (V/L/S, V/M/S, V/H/S, V/L/B, V/M/B, V/H/B).

Công thức tính như sau (3.11):

LIQ = 1/4(IS/H-VS/H) +1/4(IS/L-VS/L) + 1/4(IB/H-VB/H) + 1/4(IB/L-VB/L) Tương ứng với ký hiệu TSSL (3.12):

LIQ = 1/4(RIS/H-RVS/H) + 1/4(RIS/L-RVS/L) + 1/4(RIB/H-RVB/H) + 1/4(RIB/L-RVB/L)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phân tán địa lý đến tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)