Am: Cái miếu nhỏ, ngôi nhà nhỏ thường lợp cỏ, lợp tranh để thờ Phật hoặc thần linh vàng ười ở đó thường là Thiền sư hay đạo sĩ Am thường ở chỗ quạnh vắng, ít người tới lui hơn ở chùa.

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ ĐẠI VIỆT (Trang 94)

đánh, lại giết chết một tên. Quân của Đào Phán vì ít nên phải thôi, không đuổi nữa. Quảng, Lệ chạy đến cửa Thiên Thu mới thoát được. Đào Phán đem quân đánh lén Đỗ Thế Qui. Đỗ Thế Qui chạy trốn ở dưới cái linh cữu của vua Cao Tông. Tìm kiếm không thấy, Tô Trung Từ bắt kẻ giữ thây người chết (thi thể

vua Cao Tông- ND) là tên Yêm Thụ mà hỏi Thế Qui ở đâu. Yêm Thụ còn sợ Đỗ Thế Qui, bèn giả vờđưa tay lên trán mà chỉ. Bọn Tô Trung Từ theo cái hướng chỉ ấy mà tìm thì bắt được Đỗ Thế Qui. Tô Trung Từ sai giết Đỗ Thế Qui ở chợ Đông. Trước hết sai chặt hai chân Đỗ Thế Qui, thứ đến là mổ ngực thấu

đến tận xương sống và chặt tay. Nhưng thần sắc của Đỗ Thế Qui vẫn tự nhiên. Đến lúc mổ bụng thì Qui chết. Ngày đó Tô Trung Từ bắt tên tiểu Thị vệ là Đàm Nhập giết ở ngoài cửa Trường Quảng, vì cho là

Đàm Nhập dựa vào Vương tử Thẩm. Đỗ Quảng cũng giết Ký Ban và Võ Lợi ở ngoài cửa.

Ngày Kỷ Tỵ, nhà vua cho Tô Trung Từ làm Chiêu thảo Đại sứ, Đàm Dĩ Mông làm Thái úy. Ngày Tân Tỵ, nhà vua hạ chiếu chém Đỗ Anh Doãn, Doãn Đình, Nguyễn Nguyên, Nguyễn Nhân ở

Phong Pha.

Tấn phong cho Đàm Dĩ Mông tước vương.

Năm Tân Tỵ (năm 1211- ND) là năm Kiến gia thứ nhất:

Mùa xuân, tháng giêng vua lại sai người đi đón người con gái thứ hai của họ Trần về. Nhưng Trần Tự Khánh không cho.

Ngày Ký Sửu tuyển chọn các quan văn để cho làm Đô hộ phủ Sĩ sư.

Ngày Quí Dậu lại đi đón người con gái thứ hai họ Trần. Trần Tự Khánh sai quan túc trực ở nội

điện là Phùng Tá Chu cùng với viên tỳ tướng của y là Phan Lân. Nguyễn Ngạnh đưa người con gái ấy về

kinh sư. Gặp lúc Tô Trung Từ cùng với Đỗ Quảng đánh nhau ở cửa Triêu Đông nên bọn Phùng Tá Chu phải đậu thuyền ở bến Đại thông.

Ngày Kỷ Mão Tô Trung Từ cho Phan Lân và Nguyễn Ngạnh mượn binh. Rồi thì quân của Đỗ

Quảng thua to.

Tháng nhuận bắt được Đỗ Quảng.

Ngày Canh Dần lập người con gái thứ hai họ Trần làm Nguyên phi.

Ngày Tân Sửu nhà vua cùng với Thái hậu ngự ở cửa Cảnh Diên để xét án Đỗ Quảng. Bọn Đỗ

Quảng bảy người đều bị xử chém.

Tháng 3, dùng Chiêu thảo Đại sứ tức là Quan nội hầu Tô Trung Từ làm Thái úy. Mùa hạ, tháng 4 an táng vua Cao Tông.

Viên Thiên tướng của Nguyễn Tự là Nguyễn Giai báo cho Tô Trung Từ biết rằng là, Nguyễn Tự

muốn giết chồng của người con gái ông là Nguyễn Ma La, rồi nhân đó làm phản. Tô Trung Từ giận rồi tước đoạt binh quyền của Nguyễn Tự. Nguyễn Tự sợ chạy sang Quốc Oai.

Tháng 6, Tô Trung Từ ban đêm sang nhà ở Gia Lâm để cùng với Công chúa Thiên Cực tư thông bị chồng của Công chúa làm Quan nội hầu là Vương Thượng giết.

Lúc bấy giờ Nguyễn Tự nghe Tô Trung Từđã chết bèn trở về kinh sư, ban đêm dẫn đồng đảng ra đánh cắp hóa vật ở trong phủ của nhà vua. Vua giận hạ chiếu bắt Nguyễn Tự rất gắt gao. Nguyễn Tự

chạy trốn sang vùng Sơn Lão thuộc Khô Sách. Trong vài tháng thì áo cơm đều cùng quẫn thiếu thốn cả

mới toan về với Trần Tự Khánh. Lúc đi vào trong ấp Than, các bậc phụ lão ngăn cản giữa đường, xin lưu lại mà thưa rằng: "Đất này khốn khổ với người Sơn Lão đã lâu rồi. Xin Minh Công, nếu có thể lưu lại trong ít lâu thì một giải ấp này nhờ ơn ngài mà sống được không phải là ít. Nguyễn Tự mới có ý quyết

định ở lại. Rồi thì mở cuộc hội họp lớn, người trong ấp giết trâu, uống máu mà thềước với nhau. Nguyễn Tựđem những mối lợi hại ra phủ dụ, dân chúng trong ấp đều nghe theo rồi "vâng, dạ" hết cả. Nguyễn Tự thấy được lòng dân, chúng mới bèn dẫn binh đi đánh phá Sơn Lão, chém đầu giặc rồi trở về. Lại sai làm hơn vài chục hình người bằng cỏ, mỗi hình người có cầm đuốc, ban đêm đem đặt trong làng Sơn Lão. Sai người theo giữ mà răn bảo rằng: " Hễ các anh thấy nhà ở Sơn Lão cháy rực lên thì phải cấp tốc

đốt đuốc rồi kêu la huyên náo lên nhé!". Nửa đêm sai Nguyễn Cuộc đốt nhà bọn Sơn Lão. Người giữ

(những hình nộm- ND) thấy lửa phát cháy cũng đốt đuốc mà la réo lên. Bọn Sơn Lão kinh sợ vùng dậy một cách gấp gáp và sắp muốn cự chiến, nhưng lại nghi ngờ là trước sau đều có binh lính đông nên không dám ra đánh. Rồi cả bọn đều hướng về cái làng ở phía trước mà bắn, nhưng lại sợ Nguyễn Tự dẫn binh đến nên xin đầu hàng. Từđó một giải quận huyện đều về tay Nguyễn Tự.

Nguyễn Ma La thấy Tô Trung Từ đã chết mới sang nói với Thái Tổ ta1 xin tiến binh dẹp yên ấp Khoái.Nguyễn Ma La cùng với vợ của y là Tô thị lên thuyền sang Đạo Thuận Lưu để gặp tướng của Tô Trung Từ là Nguyễn Trinh thì bị Trinh giết chết rồi cướp lấy Tô thị đem về. Tô thị sai người tố cáo với Thái Tổ. Thái Tổ giận Trinh phi nghĩa bèn âm mưu giết Trinh.

Trần Tự Khánh an táng Tô Trung Từở làng Hoạch.

Thái Tổđóng ở Hải ấp sai người đi triệu Nguyễn Trinh, Nguyễn Trinh không đến. Thái Tổ bèn sai Tô thị dụ Trinh để giết đi.

Người ở trong vùng Hồng đánh ải Quảng Điểm. Trần Tự Khánh sai Lại Linh đốc xuất binh lính cùng với viên tướng ở Khoái Châu là Nguyễn Đường chống cự chúng.Nguyễn Đường bị người giữ ải bắt

đem trao cho người ở vùng Hồng. Trần Tự Khánh tức giận, mở lối cho nước sông chảy vào các ấp (của người Hồng- ND) rồi trở về.

Dân ở Khoái Châu thất vọng bèn kéo về nương tựa ở vùng Hồng.

Đoàn Thượng cùng với Đoàn Văn Lôi nói vu Trần Tự Khánh với vua rằng: "Trần Tự Khánh đem binh về kinh sư là muốn mưu đồ việc phế lập"2. Nhà vua giận. Mùa thu, tháng 7, vua hạ chiếu cho các

đạo binh đánh Trần Tự Khánh, và giáng Nguyên phi Trần thị xuống làm Ngự nữ. Người ở vùng Hồng là Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi đem binh về kinh sư. Nhà vua hạ chiếu tấn phong tước hầu cho Đoàn Thượng.

Quan Thái phó là Hộ Dực bị bãi chức. Nhà vua hạ chiếu cho Đàm Dĩ Mông được phục chức, được mời tham dự việc triều chính.

Trần Tự Khánh đem binh đánh người ở vùng Ma La là Đinh Cảm, nhưng thua rồi rút quân về. Mùa đông, tháng 10, Trần Tự Khánh lại đánh ấp ấy (Ma La- ND). Đầu tiên đánh núi Đội, giết và bắt được rất nhiều người, Đinh Cảm phải chạy sang Sơn Lão.

Người ở vùng Hồng đánh Nam Sách, Phạm Võ đầu hàng. Người ở vùng Hồng sai viên tướng của họ là Đoàn Trì Lỗi giữ Nam Sách. Đoàn Trì Lỗi không có thể chiêu tập dân chúng ở nơi ấy được nên bị

Phạm Võ đánh lén, giết Trì Lỗi ở bến sông. Người vùng Hồng lại đốc xuất binh lính qua sông đánh Nam Sách. Người Nam Sách chạy trốn ở núi KỳĐặc, Phạm Võ mắc tai ách mà chết3. Dân Nam Sách sai người

đi cầu cứu Trần Tự Khánh. Trần Tự Khánh sai tướng là Đinh Khôi đánh vùng Hồng. Quân vùng Hồng thua chạy. Trần Tự Khánh lại đi Kinh lược4. Lạng Châu đến núi Tam Trĩ. Lúc bấy giờ hết cảđất đai ởđấy Trần Tự Khánh lấy được hết cả.

Tháng chạp Trần Tự Khánh rầm rộ kéo binh đến đóng ở bến Tế Giang. Thái hậu nghe quân đến, ngờ Trần Tự Khánh có ý mưu việc phế lập. Trần Tự Khánh bèn cắt tóc mà thề với trời đất rồi lại sai công chúa Thiên Trinh tâu với bà Thái hậu rằng là mình không có ý chi khác. Thái hậu cũng không tin. Một

đêm bà Thái hậu sai bắt Nhân Quốc Vương và hai Vương Tử là người con trai thứ sáu, người con trai thứ

bảy, cả ba đều bị đem dìm xuống cái giếng trong khu nhà của vua, để vùi lấp cái manh mối của việc cải

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ ĐẠI VIỆT (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)