Cảo: Tức Cảo Xã, nay thuộc Hà Đông.

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ ĐẠI VIỆT (Trang 103)

Ngày Canh Tuất, Trần Tự Khánh dựng điện cỏ ở Tây Phù Liệt, khuôn mẫu của điện nhất nhất

đều bắt chước theo nhưở trong đại nội.

Hiển Tín Vương là Nguyễn Bát đầu hàng.

Nhà vua hạ chiếu cho quan Minh tự Phùng Tá Chu làm Chiêu thảo sứ.

Ngày giáp Thìn nhà vua đóng ở Từ Liêm, sai Trần Tự Khánh đánh Nguyễn Nộn. Nhà vua hạ chiếu đày Nguyễn Nộn làm lính thường.

Mùa thu, tháng 8, Hiển Tín Vương Nguyễn Bát làm phản, công hãm binh lính, tướng ở Hợp ấp là

Đỗ Tế phải chạy sang Đan Phượng.

Mùa đông, tháng chạp tiến phong cho Thái Tổ (Trần Thừa) ta tước Liệt hầu, Phùng Tá Chu và Lại Linh đều được phong tước Quan nội hầu. Dùng Trần Tự Khánh làm Thái úy, những lúc trều bái nhà vua thì không phải xưng tên.

Con trưởng của Thái Tổ (Trần Thừa) là Liễu làm Quan nội hầu. Con trưởng của Trần Tự Khánh là Hải làm tước Vương. Lại cho Thái Tổ làm Nội thị Phán Thủ. Mỗi khi có lễ tiệc lớn được cho ngồi dựở điện Thiên An.

Năm Đinh Sửu (năm 1217-ND) là năm Kiến Gia thứ 7:

Mùa hạ, tháng 4, Thái Tổ úy chia quân ra làm sáu đạo đểđánh Nguyễn Nộn. Nguyễn Nộn dẫn binh ra, vào lúc không có phòng bị, đánh Phạm Ân. Quân Phạm Ân bị hãm ở cửa đầm Lãnh Kinh và bị

Nguyễn Nộn giết hơn 50 người. Nguyễn Nộn thừa thắng lại đánh úp Ải Đạo. Lúc bấy giờ gặp quân của Thái úy (Trần Tự Khánh-ND) và đánh nhau, quân của Nguyễn Nộn mới thua tan.

Nhà vua ngựở tòa Lương Thạch để nghe bại quân Phạm Ân biện bạch. Nhà vua giáng Phạm Ân xuống làm tên Tiêu thị vệ và bị phạt 8o trượng.

Giữa mùa (tháng 5) người vùng Hồng là Đoàn Thượng đem quân chúng ra hàng. Đoàn Thượng

được phong tước Vương.

Thái úy Trần Tự Khánh dẫn binh đánh Chân Na thuộc Phong Châu. Xứấy đều bịđánh tan hoang cả.

Ngày Đinh Mão, các thuộc ấp ở Phong Châu đều ra hàng.

Thái úy lại dẫn quân đánh Hiển Tín Vương Nguyễn Bát và hương ấp đều được bình yên. Làm núi Vạn Tuế năm chỏm.

Điên Vĩnh Thọ cháy.

Đầu mùa đông, ngày Giáp Dần ban đêm có động đất. Năm Mậu Dần (năm 1218- ND) là năm Kiến Gia thứ 8:

Mùa xuân, cho quan Minh tự tên là Bạch Lãng, người Sơn Lão ở sách Ma Luân làm Liệt hầu.

Đầu Mùa hạ, nhà vua đi châu Cứu Liên xembắt cá. Ngày Mậu Dần nhà vua đi thăm kinh đô cũăn trái vải.

Nhà vua hạ chiếu, các bản án đã xét xử xong rồi, trước hết phải khiến trao cho các quan ở viện Thẩm hình dự xét để sửa đổi thêm, sau đó mới tâu lên vua xét. Ngày Kỷ Tỵđộng đất.

Thái Tổ ta (Trần Thừa) lãnh các đạo binh bao vây Nguyễn Nộn ở Bắc Giang, đồng thời sai mởđê

đểđưa nước vào các làng ấp. Lại Linh theo cái thế nước ấy mà đánh. Quân của Nguyễn Nộn thua to. Vợ

con của Nguyễn Nộn đều bị bắt. Nguyễn Nộn đem hơn một trăm người lui về giữ Phù Ninh (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh- ND).

Ngày đó Thái úy (Tự Khánh-ND) dẫn binh đến trạm Nỗ (Nõ) ngồi nghĩ. Thái úy giỡn chơi, chỉ cái cành nhỏ trên cây mà bảo kẻ tả hữu rằng: "Như ta làm vua, bọn các ông xem ta bắn cái cành cây nhỏ

kia một phát thì trúng". Thấy vậy, quân tướng đều vừa sợ, vừa phục. Nhưng một lát sau cái trạm ấy sụp

đổ, đè phủ lên người Thái úy. Quân sĩ sợ lắm, vội lo tìm bới mãi mới thấy Thái úy. Vậy mà Thái úy vẫn không hề gì.

Cho Lại Linh làm Tri châu Nghệ An là để theo giúp Thái Tổ vậy.

Quan Thái úy (Trần Tự Khánh-ND) đem người em gái của y là Trần Tam Nương1 gả cho Hầu tước ở vùng Hồng là Đoàn Văn Lôi. Đoàn Văn Lôi là người dũng cảm có trí lược, có tài năng và được lòng dân chúng, cho nên người vùng Hồng, đa số theo về với ông.

Tháng bảy lụt lội.

Năm Kỷ Mão (năm 1219- ND) là năm Kiến Gia thứ 9: Mùa xuân, tháng 2 có mưa đá.

Ngày Ất Sửu nhà vua nghe việc kiện tụng ởĐô hộ phủ.

Giáng quan Sĩ sưở viện Thượng Lâm là Nguyễn Tuyên và người con của ông là Đặng Phân Thịnh xuống làm Thư gia.

Tháng 6, cho Lưu Viêm làm chức Sĩ sưở viện Thượng Lâm.

Ngày Ất Sửu nhà vua đi bến Triều Đông thuộc khu kinh đô cũ để xem xét các đạo quân đánh Nguyễn Nộn, đánh không thắng.

Phạm Dĩở Nam Sách từ trần.

Lúc trước Thái úy sai bọn Vương Lê đem binh về Nam Sách để cùng họp nhau mà mưu đánh Nguyễn Nộn. Gặp lúc Phạm Dĩ đau nặng, Trần Tự Khánh sai thầy thuốc là Thạch Chương đến trị bệnh. Nhưng thầy thuốc chưa đến thì Phạm Dĩđã lìa trần.

Trần Tự Khánh đem binh đến Nam Sách, thì gặp Vương Lê trên đường đang trở về. Tự Khánh giận Lê sao không ở lại. Rồi Tự Khánh muốn dứt bỏ Vương Lê, sai tướng quân là Nguyễn Cải, Nguyễn Mộc đem binh theo đường tắt đến Bình Cảo. Lúc bấy giờ Nguyễn Nộn đã chiếm cái ấp ấy (Bình Cảo) trước rồi. Cho nên quyết đánh để giành lại cái ấp ấy với Nguyễn Nộn. Thái úy (Tự Khánh- ND) từ Lục Lộ

kéo quân hướng về phía cầu An Đinh thì gặp tướng quân là Tự Thao bảo rằng quân của Nguyễn Nộn đã qua ởđộng An Đinh. Thái úy sai đánh động ấy, không thắng. Thái úy lại đánh Bình Cảo.

Tướng Nam Sách là Hoàng Cá lìa trần, bọn Nguyễn Lợi đều ra hàng. Nam Sách được yên. Tháng 8, vua ngự ra cửa Trường Quảng xem lễ Thư xã (Lễ sau tiết lập thu-ND).

Mùa đông, tháng chạp Nguyễn Nộn bệnh nặng. Quân của Thái úy ở bến Triều Đông mà Nộn đã chết rồi2.

Ngày Canh Ngọ, tướng của Nguyễn Nộn là Phí Thám đưa Thái hậu và các người con của vua là bọn Công chúa ra hàng nơi Thái úy.

Đại tướng của Nguyễn Nộn là Nguyễn Doanh chạy trốn trong khu rừng hiểm trởở Thị hàng hơn năm ngày, rồi tìm cách tự cứu lấy mình, nhưng cái Ké đã cùng bèn đem con doanh mã (ngựa hay có tiếng) ra dâng mà xin hàng. Bắc Giang được yên.

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ ĐẠI VIỆT (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)