Phi đoàn: Đoàn là hình tròn Đây cólẽ là vòng kim loại tròn hoặc cái đĩa tròn, tấm kim loại dẹp tròn Những vật này phóng lên không thì bay đi xa hơn những vật có hình khối.

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ ĐẠI VIỆT (Trang 89)

Mùa đông, tháng 10 sửa sang lại chùa Chân Giáo.

Năm đó ở trong cõi đã loạn lạc mà nhà vua lại thích đi chơi, đường xá mắc nghẽn không còn chỗ

nào có thể qua được. Nhà vua bèn ở lại nơi hồ Ứng Minh, sai lập riêng hai cái hành cung là Ứng Phong và Hải Thanh. Rồi ngày ngày cùng bọn cung nữ và những cận thần vào xem chơi, mà lấy làm vui thú. Lại dùng thuyền to làm thuyền ngự, thuyền nhỏ thì chia làm hai đội, sai bọn cung nữ và phường trò chèo đi, tả hữu nghiêm trang, cứ y như là vua ngựđi đâu xa vậy. Lại lấy xấp lụa có bao sáp ong ở ngoài cùng với các loài hải vật đem thả chìm vào trong hồ, xong sai người lặn vào trong nước mà lấy rồi cho là vật của Long cung1 dâng hiến.

Quần thần thấy việc vui chơi không có chừng mực như vậy đều sợ hãi mà không dám nói ra. Có tên hát xướng là Võ Cao nói dối với quan Thượng phẩm Phụng ngự là Trịnh Ninh rằng: "Vừa rồi Cao đi qua thấu bên hồ, thấy một người lạ nắm tay Cao men theo hồ mà đi đến cây am la. Bổng nhiên dẩn vào trong nước, Cao sợ chết chìm nên không dám bước tới trước. Trong chốc lát thì nước thình lình tự rẽ ra, rồi đi (theo lối rẽấy- ND) đến một xứ, Cao thấy cung điện rực rỡ, thị vệ rất oai nghiêm, Cao mới hỏi, đó là nơi ai? Người ấy đáp rằng: "Ấy là nơi ta ở để quản lãnh cai trị cái hồ này. Rồi thì bày chén, bày mâm ra đặng cùng với Cao đối ẩm. Tàn cuộc rượu Cao cảm tạđể xin về. Người ấy ra ơn, đem cho quả cau và

đưa Cao vềđến dưới cây am la. Nhưng bổng chốc không còn thấy người ấy đâu cả mà quả cau ở trong tay Cao thì đã hóa thành viên đá rồi. Thế mới biết trong hồ có thần vật vậy. Trịnh Ninh đem tâu với vua. Nhà vua tuy nghe lời nói ấy mà không sợ hãi chút nào, rồi sai lấy tiền2để trấn yểm cái hồ.

Đến tháng đông hồ khô cạn. Nhà vua bảo kẻ tả hữu rằng: "Ai có thể làm nước sông dâng lên chảy tràn vào trong hồ thì ta sẻ hậu thưởng cho". Có tên nịnh thần là Trần Túc thưa rằng: "Tôi làm được việc ấy". Nhà vua nghe nói làm được bèn sai thực hành cái phương pháp của hắn. Nhưng rồi chẳng có hiệu nghiệm gì.

Một hôm vua đi chơi ở nơi cái hồ ấy, nghe ngoài thành có kẻ bị đánh cướp mới kêu la lên, mà nhà vua còn mê chơi một cách thong thả, nên giả vờ không nghe.

Nhà vua có tính sợ sấm, mỗi khi sấm động thì lấy làm kinh sợ lắm. Tên cận thần là Nguyễn Dư

tự xưng là có cái thuật làm hành phục (làm im) được tiếng sấm. Gặp lúc sấm rền, nhà vua sai Nguyễn Dư làm phép. Nguyễn Dư ngửa mặt lên trời đọc "chú" mà tiếng sấm càng dữ hơn. Nhà vua vặn hỏi Dư. Dư thưa rằng: "Tôi răn đe nó (tiếng sấm) lâu rồi, ngờ đâu nó lại còn mạnh dữ như thế".

Năm Đinh Mão (năm 1207- ND) là năm Trị Bình Long Ứng thứ 3: Người ởĐại Hoàng là Phí Lang làm phản, đánh ấp Tạp Tự.

Tháng 3, giặc ở châu Quốc Oai là Đoàn Khả Liệt và Vương Mãn làm phản. Mùa hạ, tháng 4 Đàm Dĩ Mông được phục chức Phụ chánh.

Mùa thu, tháng 3 Đoàn Thượng và Đoàn Chủ làm phản3.

Nhà vua sai đem đại binh đi đánh. Đàm Dĩ Mông xuất phát đạo Đại Thông. Bảo Trinh hầu xuất phát đão Nam Sách. Quan Thượng phẩm Phụng ngự là Phạm Bỉnh Di xuất phát đạo Khả Liểu. Quan Chi hậu Hỏa đầu là Trần Hinh xuất phát đạo Phù Đái. Các đạo sắp sửa muốn hợp nhau để đánh. Đoàn Thượng đương khi ấy ngầm sai người đem của đút lót quan Thượng phẩm Phụng ngự là Phạm Du xin hãy rút quân về. Phạm Du hết sức xin vua và được vua sai sứ triệu bọn Đàm Dĩ Mông. Rút quân về,

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ ĐẠI VIỆT (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)