Hồng Lộ: Hồng tức là vùng sông Hồng xem chú thích số (524) Lộ là tiếng chỉ khu vực hành chánh cũng như tỉnh, đạo.

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ ĐẠI VIỆT (Trang 92)

Biết đã đến lúc dân ở vùng Hồng đi đón rước mà Phạm Du còn cùng với Công chúa Thiên Cực tư

thông, không ngờ qua khỏi cái giờ phút tư thông ấy thì đã sai hẹn nhau với người vùng Hồng rồi. Phạm Du bèn lên thuyền theo đường sông mà đi, đi đến Cổ Châu mới dừng lại rồi theo đường bộđến xã A Cảo thuộc vùng Ma Lãng thì bị người ở Bắc Giang là Nguyễn Nậu và Nguyễn Nải bắt đưa cho Vương Tử Sam giết đi.

Mùa thu, tháng 8 bọn đồ đảng ở Thuận Lưu sung sướng về cái việc Phạm Bỉnh Di chết mới rầm rộ đốc xuất thuyền bè, quân lính tiến đánh kinh sư. Tiền quân cho thuyền đậu lại ở Đông Bộ rồi từ cái cửa hông (nách) ở phía bên tả mà tiến thẳng vào trong cung cấm đánh cấp các đồ vật quí báu. Còn đại quân đậu thuyền lại ở bến Thiên Hà, sắp muốn theo cửa Thiên Thu mà vào quán Vũ Sư, nhưng vì quan Liệt hầu là Cao Kha núp ở cái khung xe bắn trúng vú một tên lính. Cao Kha vỗ tay cười la huyên náo. Bọn sĩ tốt (bên Thuận Lưu- ND) chạy theo hướng Bắc mà trở về.

Người ở trên thuyền (bên Thuận Lưu- ND) ngờ là có quan quân đến đánh nên đều chèo thuyền rời bờ qua phía Bắc. Gió thổi mạnh, tất cả thuyền bè đều trôi giạt tản mát cả ra. Hai đội quân nghe tin ghe thuyền đã thất lạc mới bỏ chạy tán loạn cả. Người ở kinh thành đuổi theo giết chết hơn 300 tên.

Năm Canh Ngọ (năm 1210- ND) là năm Trị Bình Long Ứng thứ 6: Mùa xuân, tháng giêng ở nơi chùa Thắng Nghiêm có động đất.

Tô Trung Tự từ lúc kín đáo nhận lãnh cái tước do Vương Tử Sam phong cho thì sợ tội trạng sẽ đến với mình mới bắt ép binh lính đánh Khoái Châu. Nhân đó, tiến tới Hải Ấp bắt bọn Vương Tử Sam

đem về kinh sư.

Ngày Đinh tỵ, nhà vua sai quan Thượng phẩm Phụng ngự là Đỗ Quảng sang nhà Tô Trung Tựđể đón Vương Tử Sam. Các quan viên tạm thời của Vương Tử Sam đều chạy trốn đi hết cả. Đàm Dĩ Mông chạy trốn ở làng An Lãng. Nhân đó, Dĩ Mông cùng với kẻ thuộc hạ của ông âm mưu bắt những người đã nhận lãnh tước do Vương Tử Sam phong để chuộc lại cái tội ấy. Theo đó, Dĩ Mông truyền hịch chiêu mộ

các đạo binh và chia làm năm đội để tiến đánh. Đàm dĩ Mông quản lãnh người ở vùng Gia và người ở

Thanh Hóa tiến đánh làng Tức Mặc (huyện Mỹ Lộc, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định- ND) nhưng bị

thua. Do đó các đạo binh khác nghe tin thất trận đều dẫn binh về.

Mùa thu, tháng 7 Đàm Dĩ Mông bắt những kẻ nhận chịu chức tước của Vương Tử Sam phong cho được 28 người đem dâng nạp cho Đỗ Anh Doãn1 đang ở nơi cửa. Đỗ Anh Doãn kể rằng: "Ông là quan Đại thần của quốc gia, mà ôm giữ cái lòng không vua chúa. Ông đã kín đáo nhận lãnh tước của tên tặc tử phong cho. Nay, trái lại ông cùng với tôi đồng hàng đuợc nữa sao? Tôi tuy bất tài, nhưng lại mặt mũi nào mà nhìn ông nữa". Đàm Dĩ Mông vừa thẹn vừa sợ rồi thì lui về.

Sao chổi xuất hiện.

Mùa đông, tháng 10 nhà vua không được khỏe. Ngày Nhâm Ngọ nhà vua nằm bệnh bổng thấy hai người mặt áo xanh, cầm gậy đứng bên cạnh. Nhà vua hỏi: "Người cầm gậy là ai?" Kẻ tả hữu thưa rằng: "Không thấy gì cả".

Đêm đó nhà vua từ trần ở tại điện Thắng Thọ, thọ 37 tuổi. Miếu hiệu là Cao Tông. Ở ngôi được 36 năm2. An táng tại Thọ Lăng thuộc phủ Thiên Đức. Đổi niên hiệu bốn lần.

1 "Việt sử tiêu án" chép: "Đỗ Anh Kiệt". Kiệt chứ không phải Doãn và Đỗ Anh Kiệt kể tội Dĩ Mông: "Mày làm Đại thần mà lại nhận ngụy chức của lũ nghịch, nay còn ởđây mà cũng hàng với chúng ta nữa sao?". ngụy chức của lũ nghịch, nay còn ởđây mà cũng hàng với chúng ta nữa sao?".

Một phần của tài liệu SƠ LƯỢC VỀ ĐẠI VIỆT (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)