3 Theo "Đại Việt sử ký toàn thư" thì việc làm phản của Đoàn Thượng là vào năm 1212 đời Lý Huệ Tông. Sách "Việt sử tiêu án" chép:
Đời Lý Huệ Tông đâu đâu cũng có giặc cướp nổi lên không ngăn cấm nổi. Vua ủy nhiệm cho Đàm Dĩ Mông mà Dĩ Mông lại nhu nhược không quyết đoán. Chính sự ngày thêm rối nát. Vua sai Đoàn Thượng mộ dân ở Hồng Châu đi bình giặc. Thượng thấy vua còn nhỏ mới chuyên quyền tác oai, tác phúc, bị quần thần hạch tội, giam lại để tra xét. Thượng thoát chạy về Hồng Châu xây đồn lũy, làm phản, tiếm hiệu xưng vương. Đến đời Trần Thái Tông, Thượng bị Nguyễn Nộn (cũng là phường phản tặc đối với triều
Đoàn Thượng mới thoát khỏi được trận ấy. Từ đó Đàm Dĩ Mông, Phạm Bỉnh Di và Phạm Du có sự hiềm khích nhau.
Năm đó, nhà vua thấy giặc cướp nổi lên như ong mới hối hận về những việc đã qua, những lỗi lầm về trước. Vì thế, nhà vua mới xuống chiếu rằng: "Trẫm đang lúc còn nhỏ mà phải gánh vác cái sự
nghiệp lớn lao, ở chỗ kín tầng sâu xa mà không biết được những việc gian khổ của dân, lại tin dùng lời tâu rỗi của kẻ tiểu nhân1để rước lấy sự oán trách của lớp người ở dưới.
Nhân dân đã đều oán trách, Trẫm sẻ trông cậy vào ai? Bây giờ, Trẫm xin cái hối, Trẫm tự sửa chữa lỗi lầm để bắt đầu sống cùng với dân2.
Những người có đất đai, sản nghiệp bị mất về tay các quan thì được trả lại tất cả. Năm Trị Bình Long Ứng thứ 4 (năm Mậu Thìn- 1208- ND).
Có nạn đói lớn, người chết nằm gối lên nhau: Mùa đông tháng 10 trời lụt lội.
Tháng chạp có người ở Lộc Châu thuộc nhà Tống là Vi Trí Cương đánh Lạng Châu.
Nhà vua dùng Phạm Du làm Tri Châu Nghệ An lãnh đạo việc quân. Phạm Du tâu với vua rằng: "Nay thiên hạ nhiễu loạn, gian tặc nổi lên như ong. Hoặc có kẻ cùng với tôi mà lại có tính nghét thương theo cái tình riêng, rồi gây nên bạo loạn, đầu của tôi mà còn không có thể giữđược, huống chi là sựơn
đức của bệ hạ. Xin bệ hạ hãy nghĩ ngợi thêm một tí nữa mà cho tôi được chọn lựa kẻ cường tráng, dũng mãnh để tự phòng bị một cách đầy đử, mong tránh được những mối lovề những hiểm họa". Nhà vua cho là phải. Do đó Phạm Du mới chiêu nạp bọn vong mệnh3, tụ họp lũ giặc cướp mà kêu gọi rằng: "Các anh công khai đi cướp bóc, không có điều gì kiêng sợ cả, bọn giặc cũng vì thế mà nổi lên như ong..." Mà quả
vậy, Quốc Oai cũng đốc xuất đồđảng của họ đến đóng ở Tây Kết. Người ở trại Văn Lôi ở sông Đà Mạc (còn gọi là Tha Mạc)4.
Từ đó đường sá bị ngăn trở cắt đứt, ghe thuyền không đi lại được. Nhà vua sai quan Thượng phẩm Phụng ngự là Phạm Bỉnh Di đem người ở Đằng Châu5 đến ngăn giặc, thì Phạm Du lại kéo về làng Cổ Miệt6 rồi cùng với người ở vùng Hồng7 là bọn Đoàn Thượng, Đoàn Chủ hợp binh đánh Đằng Châu. Người Đằng Châu xin Phạm Bỉnh Di đánh Du nhưng không thắng bèn rút quân về.
Năm Trị Bình Long Ứng thứ 5 (năm Kỷ Tỵ- 1209- ND):
Mùa xuân, tháng giêng, Phạm Bỉnh Di lại đốc xuất người ở Đằng Châu và Khoái Châu đánh Phạm Du. Nhưng đánh bị thua mấy trận, Phạm Bỉnh Di tức giận chém chết những người nào bỏ chạy để
răn bảo quân sĩ. Đến ngày khác lại giao chiến và Phạm Bỉnh Di thắng trận. Phạm Du chạy trốn ở vùng
1 Tiểu nhân: Theo xã hội phong kiến đời nhà Chu thì tiểu nhân là bọn người bình dân bé nhỏở dưới mà quân tử (con của vua) là lớp người quý tộc ở trên cầm quyền cai trị. Nhưng Nho giáo chủ trương lấy đạo đức làm nồng cốt cho chính trị, trị dân bằng đức, lớp người quý tộc ở trên cầm quyền cai trị. Nhưng Nho giáo chủ trương lấy đạo đức làm nồng cốt cho chính trị, trị dân bằng đức, kẻ cầm quyền là kẻ có đức. Cho nên quân tử là mẫu người hoàn hảo, chủ yếu lấy đường nhân ái, trung tín của thánh hiền làm mục đích. Còn kẻ tiểu nhân tức là lớp người bị trịở dưới là hạng tầm thường. Hạng này gặp lúc cùng thì làm điều xằng bậy (cùng tự lạm hỹ), hay ganh ghét những ai hơn mình. Lúc được thì vênh vang tựđắc, lúc thua thì tức giận, lại có tính a tòng, vào luồn ra cúi, nịnh bợ người trên, suồng sã kẻ dưới v.v...
2 Lời vua vô cùng cảm động. Có lỗi và tự nhận lỗi là điều đáng kính.