Chiêm Thành và Chân Lạp sang cống.
Năm Ất Mão (năm 1195- ND) là năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 10;
Mùa xuâm, tháng 2 vua ngựởĐại Hưng, mở hội Quảng Chiếu Hoa Đăng. Ngày Kỷ Tỵ vua ngựởđiện Thiên An và cho thiết bày lễ tiệc mùa xuân.
Động đất (mùa xuân- ND). Tháng 5 lại có trận động đất nữa. Chân Lạp sang cống.
Có nạn dịch lớn.
Năm Bính Thìn (năm 1196- ND) là năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 11: Ngày Mậu Dần cái gác Minh lý rung chuyển.
Đầu mùa đông mở khoa thi tam giáo (Nho, Phật, Lão- ND). Hàng con em thì viết bài thơ của người xưa và làm các môn: toán, thơ, phú, kinh nghĩa.
Vua cho hạng Cập đệ2 và hạng Xuất thân3 có sự sai biệt nhau. Năm Đinh Tỵ (năm 1197- ND) là năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 12: Mùa xuân, tháng 3 vua đi chơi cửa biển Long Thủy.
Xây cất cung Nghinh Thiềm và hành cung hơn 100 sở.
Mùa thu nhà vua xuống chiếu cho con cháu các bậc công khanh và các bậc đại thần (quốc tử) vào học.
Thăng tước cho Đàm Dĩ Mông lên làm Liệt Hầu.
Năm Mậu Ngọ (năm 1198- ND) là năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 13:
Đàm Dĩ Mông tâu với vua rằng: "Nay tăng đồ và phu dịch số lượng chẳng kém gì nhau. Bọn tăng
đồ tự kết làm bè đảng, lập càn người lên làm chủ, tụ họp thành từng nhóm làm nhiều việc dơ bẩn. Hoặc
ở giới trường, tịnh xá thì công khai ăn thịt, uống rượu. Hoặc nơi thiền phòng, tịnh viện thì kín đáo tự gian dâm với nhau. Ban ngày thì ẩn núp, ban đêm thì làm như chồn như chuột. Những hành vi làm bại hoại mỹ tục, làm thương tổn danh giáo dần dần sẽ thành thói quen, như thế mà không cấm thì lâu ngày tất sẽ càng thêm lên hơn nữa". Nhà vua nghe theo lời tâu ấy rồi cho Đàm Dĩ Mông triệu tập các tăng đồ ở
trong cõi lưu lại ở chỗ vựa thóc mà giúp đỡ những kẻ còn biết đến danh giá, được vài chục người cho làm tăng. Số còn lại, thảy đều đánh dấu vào tay và bắt hoàn tục.
Nhà vua đi chơi ở Cẩm Đàm4 xem đánh cá. Mùa thu mái hiên tòa Tả Võ Thắng rung chuyển.
Nhà vua ngựởđiện Thiên Khánh để cân nhắc phán xét các tội ngục hình ở viện Thượng Lâm.
Đầu mùa đông quan Thái phó Phụ quốc là Đàm Dĩ Mông phán xét những vụ ngục hình thuộc Đô hội phủở ngoài Trú quan.
Ở Lạng Châu sản xuất thiếc trắng, đồng màu xanh biếc và cây đại thanh5.