Nguồn tài trợ vốn lƣu động:

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp đề tài Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Trường Thành (Trang 39)

- Để hiểu kỹ hơn về chính sách huy động vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty ta so sánh mô hình tài trợ vốn năm 2010 (Xem mô

2.2.3.2.Nguồn tài trợ vốn lƣu động:

Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty vốn là một yếu tố tiên quyết để tiến hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn không có thì không thể tiến hành sản xuất. Một doanh nghiệp đang hoạt động cũng không thể tồn tại đƣợc nếu thiếu vốn. Vì vậy việc huy động vốn đảm bảo đủ vốn phục vụ nhu cầu sản xuất nói chung và vốn lƣu động nói riêng là nhiệm vụ luôn đƣợc các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp quan tâm. Để đánh giá xem chính sách huy động vốn của công ty Trƣờng Thành có hợp lý hay không, ta đi vào phân tích những nguồn vốn mà công ty huy động để hình thành nên vốn lƣu động. Bảng 04: Nguồn vốn lưu động của công ty

Từ bảng 04 ta thấy tổng nguồn vốn lƣu động tài trợ cho tài sản lƣu động của công ty cuối năm 2010 tăng so với năm 2009 là 6.446.250.784 đồng với tỉ lệ tăng là 5,53 % nguyên nhân là do vốn lƣu động thƣờng xuyên tăng mạnh 55,1 % mạnh hơn nhiều so với mức giảm vốn lƣu động tạm thời 0,15 % . Cụ thể ta đi vào xem xét chi tiết từng nguồn vốn.

Nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lƣu động thƣờng xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên chính là đem lại sự an toàn và ổn định về tài chính doanh nghiệp. Để đánh giá xem chính sách huy động vốn của Công ty Trƣờng Thành có hợp lý hay không, ta đi vào phân tích Nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên thông qua

Bảng 05 Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty. Nguồn vốn

lƣu động thƣờng xuyên cuối năm 2009 là 11.976.214.488 đồng nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên cuối năm 2010 là 18.575.326.413 đồng tăng so với cuối năm 2009 là 6.599.111.925 đồng với tỷ lệ tăng là 55,1%. Trong đó vốn đầu tƣ của chủ sở hữu tăng Điều này đồng nghĩa với việc công ty đã dùng một phần

nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.Mặc khác trong năm 2010 công ty đã giảm đƣợc nguồn vốn lƣu động tạm thời từ 104.577.429.277 đồng năm 2009 xuống còn 104.424.568.136 đồng với tỉ lệ giảm 0,15% làm tỉ trọng nguồn này giảm 4,83% Trong đó viêc giảm xuống của khoản vay nợ ngắn hạn giảm mạnh từ 7.411.039.365 đồng cuối năm 2009 xuồng 3.043.000.000 đồng cuối năm 2010 với tỉ lệ giảm là 58,94 % làm vay nợ ngắn hạn chỉ còn 2,91% trong tổng vốn lƣu động tạm thời. Đây là dấu hiệu an toàn của công ty nó cho phép công ty có thể đƣơng đầu với những rủi ro có thể xảy ra nhƣ cắt giảm tín dụng của nhà cung cấp hay là việc thua lỗ trong nhất thời của công ty. Qua tìm hiểu tình hình thực tế ở Công ty cho thấy, những năm gần đây, Nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên trong Công ty tăng lên tƣơng đối nhanh. Tuy nhiên nguồn vốn dài hạn thƣờng có chi phí sử dụng vốn cao hơn rất nhiều so với chi phí sử dụng vốn ngắn hạn. Chính vì vậy công ty cần xem xét một cách cẩn trọng xem nên tài trợ bao nhiêu tài sản lƣu động bằng vốn dài hạn thì hợp lý có nhƣ thế vừa đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính vừa tiết kiệm chi phí sử dụng vốn cho công ty.

Nguồn vốn lƣu động tạm thời cuối năm 2010 là 104.424.568.136 đồng và của năm 2009 là 104.577.429.277 đồng năm 2010 so với năm 2009 giảm khoảng 152 triệu đồng với tỷ lệ giảm 0,15%. Đây là một sự biến động không lớn về tổng nguồn vốn lƣu động tạm thời. Tuy nhiên,chúng ta cũng cần xem xét cụ thể các nguồn vốn cấu thành trong vốn lƣu động để có cái nhìn xác thực.

Vốn chiếm dụng của doanh nghiệp năm 2010 là 101.381.568.136 đồng chiếm 97,09% vốn tạm thời của doanh nghiệp vốn chiếm dụng năm 2009 là 97.165.389.912 đồng chiếm 92,91% vốn tạm thời của doanh nghiệp nhƣ vậy vốn chiếm dụng đƣợc của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 4.216.179.224 đồng với tỉ lệ tăng 4,34 %. Điều này cho thấy khả năng chiếm dụng của công ty ngày càng tăng. Điều này là hợp lý vì chi tiết thực tế chƣa có khoản nào quá hạn thanh toán. Tuy nhiên công ty phải hết sức chú ý theo

dõi các khoản nợ để thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn với nhà cung cấp để đảm bảo uy tín và nên cân nhắc chi phí sử dụng vốn của nguồn chiếm dụng này để có nên tiếp tục lựa chọn biên pháp huy động vốn từ nguồn này nữa hay không.

Qua tìm hiểu thực tế trên bảng 04 ta nhận thấy nguồn vốn lƣu động tạm thời đƣợc hình thành chủ yếu từ nguồn phải trả cho ngƣời bán cụ thể năm 2009 là 66.064.679.842 đồng chiếm 63,17% vốn lƣu động tạm thời, năm 2010 là 66.458.356.095 đồng chiếm 63,64 % năm 2010 so với năm 2009 tăng 393.676.253 đồng tỉ lệ tăng 0,59 % tỉ trọng tăng 0,47 %. Nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp theo phƣơng thức trả chậm, việc chiếm dụng này có khoản phải trả phí hoặc lãi cũng có những khoản không phải phải trả phí nhƣng lại đáp ứng đƣợc nhu cầu nguyên vật liệu để sản phục vụ sản xuất kinh doanh mà không cần phải thanh toán một lúc toàn bộ giá trị đơn hàng. Nhƣ vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho những mục đích khác. Tuy nhiên Công ty cần phải cân nhắc, xem xét xem giá mua chịu hàng hóa có cao hơn mức bình thƣờng không và cần xác định chi phí của khoản tín dụng thƣơng mại này để có những quyết định sử dụng tín dụng của nhà cung cấp một cách hợp lý.

Khoản ngƣời mua trả tiền trƣớc năm 2010 tăng so với năm 2009 giảm 2.526.527.195 đồng với tỷ lệ giảm 11,1%.. Nguyên nhân của điều này là công ty thi công các công trình tại những địa bản ít phức tạp hơn trƣớc nên tiền ứng trƣớc của chủ đầu tƣ giảm xuống. Cụ thể Nhà chỉ huy Biên Phòng Tỉnh Bình Phƣớc, Trung tâm y tế Bộ Tƣ lệnh Biên Phòng địa hình thuận lợi cho thi công chi phí phát sinh ít nên số tiền khách hàng giao trƣớc không nhiều nhƣ những năm trƣớc. Mặt khác tình hình kinh tế khó khăn cùng là nguyên nhân khiến khách hàng giảm khoản tiền ứng trƣớc cho các hợp đồng của công ty. Chính vì thế việc giảm các khoản tiền ứng trƣớc là xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và hợp lý chứ hoàn toàn không phải do uy tín của công ty giảm xuống.

Ngoài ra nguồn vốn chiếm dụng năm 2010 tăng so với năm 2009 một phần phụ thuộc vào việc tăng lên của các yếu tố: Thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc tăng lên 1.705.704.468 đồng với tỉ lệ tăng 68,79%. Phải trả ngƣời lao động tăng lên 870.739.438 đồng với tỉ lệ tăng 127,6 % một nguồn chiếm dụng vốn tốt của Công ty, nhƣng cũng cần phải phù hợp giữa mức độ và thời gian chiếm dụng tránh không làm ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt của ngƣời lao động. Chi phí phải trả tăng lên 3.994.167.875 đồng trong khi năm 2009 chi phí phải trả không phát sinh. Phải trả nội bộ tăng 579.127.784 đồng với tỉ lệ tăng 23,01 %. Duy nhất chỉ có khoản phải trả ngắn hạn khác là giảm 800.710.399 đồng với tỉ lệ giảm là 29,98%

Qua bảng phân tích số ta thấy vay nợ ngắn hạn đã giảm mạnh. Năm 2010 số tiền này là 3.043.000.000 chiếm tỉ trọng 2,91 % vốn lƣu động tạm thời trong khi đó năm 2009 là 7.411.039.365 đồng chiếm tỉ trọng 7,09 %. Việc vay và nợ ngắn hạn của công ty giảm 4.368.039.365 tƣơng ứng tỉ lệ giảm 58,94 % là do việc tài trợ vốn của công ty đƣợc tăng cƣờng từ các khoản chiếm dụng, đồng thời trong năm qua lãi suất ngân hàng tăng cao cùng với nó là việc tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng trở nên khó khăn hơn trƣớc rất nhiều cho nên công ty cũng hạn chế vay và nợ ngắn hạn. Đây có thể coi là một chính sách hợp lý của công ty trong điều kiện hiện nhằm giảm các chi phí tài chính ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng.

Kết luận: Nguồn vốn lƣu động tạm thời của doanh nghiệp và nguồn

vốn lƣu động thƣờng xuyên của doanh nghiệp có nhiều diễn biến thay đổi trong năm qua. Trong đó nguồn vốn lƣu động tạm thời chú yếu cơ cấu từ nguồn vốn đi chiếm dụng và nguồn vốn công ty chiếm dụng đƣợc lớn hơn so với nguồn vốn bị chiếm dụng. Điều này cho thấy công ty cũng đã cân đối đƣợc các các quan hệ giữa khách hàng và đối tác trên cở sở bảo đảm đƣợc quyền lợi của bản thân.

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp đề tài Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Trường Thành (Trang 39)