- Để hiểu kỹ hơn về chính sách huy động vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty ta so sánh mô hình tài trợ vốn năm 2010 (Xem mô
2.2.5.2. Phân tích tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty trong năm
2010
Hàng tồn kho là toàn bộ số hàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ với mục đích kinh doanh thƣơng mại hoặc dự trữ cho việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ cho khách hàng.
Thành phần hàng tồn kho của công ty bao gồm có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, nguyên liệu vật liệu, Công cụ dụng cụ, Thành phẩm và hàng hóa. Vì trong ngành xây dựng việc thực hiện sản xuất kinh doanh đƣợc xác định trƣớc trong hợp đồng. Khi hoàn thành xong gần nhƣ sẽ bàn giao cho chủ đầu tƣ để nghiệm thu ngay, công ty không phân bố nhân lực để trông coi công trình đã hoàn thành vì thế mà không có có thành phẩm hàng tồn kho đối với các công trình xây dựng. Nhƣng bên cạnh đó một khoản thu nhập khác của công ty đó là kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và khai thác than nên có tồn kho về thành phẩm hàng hóa và công cụ dụng cụ.
Bảng chi tiết thành phần hàng tồn kho .
Bảng 11 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY
Tại thời điểm cuối năm 2009 hàng tồn kho của công ty là 45.915.646.278 đồng chiếm tỉ trọng 39.39 % của vốn lƣu động cuối năm 2010 hàng tồn kho của công ty là 39.893.569.765 đồng tỉ trọng 32.44 % của vốn lƣu động. Cuối năm 2010 so với cuối năm 2009 hàng tồn kho đã giảm 6.022.076.513 đồng tỉ lệ giảm là 13.11 %. Ta đi vào nghiên cứu nguyên nhân của sự biến động này. Trong hàng tồn kho của công ty bao gồm có 3 thành phần chính: Nguyên liệu vật liệu trong kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm.
Công ty Trƣờng Thành là một doanh nghiệp có quan hệ khá tốt với các đơn vị cung cấp nguyên liệu vật liệu. Nên nguyên liệu vật liệu nhập ngay tại
chân công trình và nguyên liệu vật liệu khá đa dạng .Song trong điều kiện hiện nay khi mà giá cả vật tƣ hàng hóa tăng lên hằng ngày thì việc không dự trữ các loại nguyên liệu này là một bất lợi đối với công ty. Mặt khác việc dữ trữ nguyên vật liệu còn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc diễn ra liên tục. Khi mà nhà cung cấp vì một só lý do khách quan chƣa thể cung ứng ngay theo đúng yêu cầu của công ty.
Cuối năm 2010 nguyên vật liệu trong kho tăng so với năm 2009: 7.753.541 đồng tỉ lệ tăng 10.7030%. Cuối năm 2010, công ty đặt ra kế hoạch kinh doanh dựa trên khả năng thắng thầu của các công trình mà công ty có chuyên môn và uy tín thi công nhƣ Các công trình phòng thủ, Nhà điều hành, đƣờng giao thông liên thôn bản ở vùng cao,... cần một lƣợng lớn nguyên vật liệu để đáp ứng cho nhu cầu thi công các công trình trong khi nền kinh tế vừa mới bƣớc ra khủng hoảng chính sách tiền tệ của nhà nƣớc có nhiều biến động và giá cả lạm phát có xu hƣớng leo thang nên công ty tăng cƣờng dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho kế hoạch sản xuất. Đây là một biện pháp của công ty chủ động chống bão giá. Công ty trong năm tới cần đánh giá kế hoạch mua sắm dự trữ hợp lý phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh sao cho hợp lý.
CPSXKD dở dang là khoản mục luôn chiếm tỷ trọng cực lớn trong tổng giá trị HTK do đặc điểm của ngành xây dựng là các công trình có thời gian thi công kéo dài, nhiều công trình thi công cùng Mặt khác, do ảnh hƣởng của phƣơng thức thanh quyết toán của công ty, công ty thƣờng quyết toán các công trình theo hạng mục công trình vào thời điểm cuối kỳ, vì thế tới cuối kỳ mà các chủ đầu tƣ chƣa thanh toán cho công ty thì hạng mục công trình hoàn thành đó vẫn coi là CPSXKDDD.
Năm 2010 tập trung hoàn thành công trình trọng điểm chào mừng đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI. Công ty đã dự kiến tập trung nguồn lực quyết tâm bàn giao trƣớc tiến độ một số công trình chào mừng Đại hội nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại thời điểm cuối năm đã giảm cụ thể đầu năm
2010 chi phí SXKD DD là 45.566.945.253 đồng chiếm tỉ trọng 99.2406 % cuối năm 2010 là 39.584.094.168 đồng chiếm tỉ trọng 99.2242% cuối năm 2010 so với đầu năm 2010 chí phí SXKD DD giảm 5,982,851,085 đồng tƣơng ứng tỉ lệ giảm 13.13% . Hiện nay công ty đã hoàn thành và bàn giao nhiều hạng mục công trình, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều công trình công trình chƣa đƣợc hoàn thành và bàn giao. Trong thời gian tới, công ty cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng và bàn giao các công trình để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn mang lại lợi nhuận cho công ty.
Thành phẩm tồn kho của công ty trong năm qua chủ yếu là thành phẩm từ hoạt động khai thác và chế biến than xuất khẩu. Đây là một lĩnh vực mới đầy tiềm năng công ty bắt đầu cung cấp dịch vụ trong vài năm gần đây. Thành phẩm cuối năm 2010 giảm so với năm 2009 -16,259,039 đồng tỉ lệ giảm là 6.6358 % . Tỷ trọng thành phẩm này chiếm giá trị rất nhỏ trong tỷ trọng hàng tồn kho, trong thời gian tới công ty cần kết hợp với diễn biến thị trƣờng để xem xét việc tăng hay giảm dự trữ hàng tồn kho là hợp lý.
Ngoài ra trong số hàng tồn kho còn có các khoản nhƣ công cụ dụng cụ và hàng hóa đều có giá trị nó chiếm tỉ lệ không đáng kể mục tiêu chủ yếu nhắm tạo điều kiện đảm bảo thuận lợi để quá trình sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra ổn định và liên tục.
Để đánh giá tình hình tổ chức quản lý và sử dụng HTK, ta đi xem xét số vòng quay HTK.
Theo bảng 12: BẢNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY.
Năm 2009, số vòng quay HTK là 3.24 tới năm 2010 số vòng quay HTK giảm còn 2.93. Tuy rằng lƣợng hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm năm 2010 giảm so với năm thời điểm cuối năm 2009, nhƣng hàng tồn kho bình quân của năm 2010 lại tăng so với năm 2009 11.516.481.738 đồng tỉ lệ tăng 36.69 %. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán năm 2010 so với năm 2009 là 24.046.557.198 đồng tỉ lệ tăng 23.64 %. Việc dự trữ hàng tồn kho là nhu
cầu tất yếu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bởi lƣợng hàng tồn kho nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lƣu động. Xác định lƣợng hàng tồn kho hợp lý là rất khó, nếu hàng tồn kho quá lớn dẫn đến dƣ thừa sẽ làm ứ đọng vốn lƣu động, nếu thiếu sẽ gây khó khăn trong quá trình thi công công trình.
Trong cả hai năm công ty đều không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, điều này khiến công ty gặp khó khăn nếu có rủi ro về sự sụt giá, vì vậy công ty nên lập dự phòng giảm giá HTK để đảm bảo hơn về mặt tài chính khi có rủi ro xảy ra.