Phân tích Pearson

Một phần của tài liệu ĐIỀU HÀNH CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 42)

Bảng 4.2 và 4.3 thể hiện tương quan giữa các biến. Bảng 4.2 cho thấy ROA tương quan âm với quy mô hội đồng quản trị và ban kiểm toán (thuộc hội đồng quản trị) với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5%, tuy nhiên, tương quan này là không đủ mạnh. Trong khi đó, thành viên hội đồng quản trị độc lập và cấu trúc ban lãnh đạo tương quan dương và đủ mức ý nghĩa với ROA ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 4.3 cho thấy tương quan dương giữa ROE với các biến về điều hành công ty, trong đó, chỉ có thành viên hội đồng quản trị độc lập và cấu trúc ban lãnh đạo là tương quan dương và đủ mức ý nghĩa với ROE (ở mức ý nghĩa 1%).

Bảng 4.2 Correlations (Pearson) - ROA đại diện cho hiệu quả hoạt động công ty (n = 250).

Variables ROA BSIZE BIND CEOD BACOM ROA 1 -.179** .508** .465** -.136* BSIZE -.179** 1 .224** .110 .209** BIND .508** .224** 1 .398** .037 CEOD .465** .110 .398** 1 .056 BACOM -.136* .209** .037 .056 1

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Trong đó, ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản; BSIZE: Quy mô hội đồng quản trị; BIND: Tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị công ty; CEOD: Cấu trúc ban lãnh đạo công ty và BACOM: ban kiểm toán (thuộc hội đồng quản trị).

Bảng 4.3 Correlations (Pearson) - ROE đại diện cho hiệu quả hoạt động công ty (n = 250).

Variables ROE BSIZE BIND CEOD BACOM ROE 1 .050 .657** .564** .061 BSIZE .050 1 .224** .110 .209** BIND .657** .224** 1 .398** .037 CEOD .564** .110 .398** 1 .056 BACOM .061 .209** .037 .056 1

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Trong đó, ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần; BSIZE: Quy mô hội đồng quản trị; BIND: Tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị công ty; CEOD: Cấu trúc ban lãnh đạo công ty và BACOM: ban kiểm toán (thuộc hội đồng quản trị).

4.3 Phân tích hồi quy đa biến

Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Bảng 4.4a và 4.4b cho thấy giá trị Adjusted R Square nhỏ hơn giá trị R Square. Do đó, dùng giá trị Adjusted R Square để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó sẽ không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.4a Đánh giá độ phù hợp của mô hình (với ROA)

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .663 .440 .426 .11015 1.962 a. Predictors: (Constant), BACOM, BIND, BSIZE, CEOD

b. Dependent Variable: ROA

Bảng 4.4b Đánh giá độ phù hợp của mô hình (với ROE)

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .688 .473 .428 .15463 2.081 a. Predictors: (Constant), BACOM, BIND, BSIZE, CEOD

Bảng 4.5a và bảng 4.5b phân tích ANOVA của ROA và ROE. Với trị thống kê F 29.992 (sig. 0.000) và F 28.667 (sig. 0.001) tương ứng cho ROA và ROE, cho thấy tương quan mạnh giữa biến phụ thuộc (ROA và ROE) với các biến độc lập (quy mô, thành phần hội đồng quản trị, cấu trúc ban lãnh đạo và ban kiểm toán). Giá trị sig. rất nhỏ (0.000 và 0.001) cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thiết H0 là ß1 = ß2 = ß3 = ß4. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội trên là phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 4.5a Phân tích ANOVA – ROA (biến phụ thuộc)

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 2.972 4 3.599 29.992 .000a Residual .485 245 .120 1 Total 3.457 249

a. Predictors: (Constant), BACOM, BIND, BSIZE, CEOD b. Dependent Variable: ROA

Bảng 4.5b Phân tích ANOVA – ROE (biến phụ thuộc)

Model Sum of

Squares df Mean Square F Sig. Regression 5.858 4 .688 28.667 .001a Residual .464 245 .024

1

Total 6.322 249

a. Predictors: (Constant), BACOM, BIND, BSIZE, CEOD b. Dependent Variable: ROE

Phân tích hồi quy đa biến

Bảng 4.6 cho kết quả phân tích hồi quy đa biến giữa các biến đại diện điều hành và các biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy bội (n = 250)

ROA ROE

Variables Beta

Coefficients t-value Sig.

Beta

Coefficients t-value Sig. (Constant) .239 8.213 .000 .297 7.258 .000 BSIZE -.006 -1.460 .145 .007 .328 .743 BIND .314 8.323 .001*** .354 33.380 .001*** CEOD .240 12.511 .013** .280 11.065 .019** BACOM -.041 -1.649 .100 .045 .849 .397 R Square = 0.440 R Square = 0.473

Adjusted R Square = 0.426 Adjusted R Square = 0.428 F value = 29.992 F value = 28.667

F significance = 0.000 F significance = 0.001 Durbin Watson = 1.962 Durbin Watson = 2.081

4.4 Kết quả hồi quy đa biến và thảo luận

4.4.1 Thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty.

Bảng 4.6 trình bày kết quả hồi quy bội, cho thấy tương quan dương và đủ mức ý nghĩa giữa ROA và thành phần hội đồng quản trị ở mức ý nghĩa 1%; giữa ROE và thành phần hội đồng quản trị cũng tương quan dương, đủ ý nghĩa ở mức 1%.

Thảo luận:

Tương quan dương giữa thành phần HĐQT và hiệu quả hoạt động của công ty ở nghiên cứu này thống nhất với các công trình nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu của Md. Abdur Rouf (2011) đối với các công ty tại Bangladesh cho thấy thành phần hội đồng quản trị (số lượng thành viên độc lập trong HĐQT) và hiệu quả hoạt động của công ty có tương quan dương, đủ ý nghĩa (dựa trên ROA và ROE). Một nghiên cứu khác do Qaiser Rafique Yesser et al thực hiện năm 2011, cũng đã ủng hộ kết quả trên khi cho rằng thành phần HĐQT và hiệu quả hoạt động của công ty tương quan cùng chiều (dựa trên ROE). Nghiên cứu của Dehaene et al (2001) khi dựa vào ROE, cũng cho kết quả thống nhất với kết luận trên về tương quan cùng chiều giữa số lượng thành viên độc lập của HĐQT và hiệu quả hoạt động của công ty.

Tuy vậy, một số công trình nghiên cứu trước đây cho kết quả khác với kết quả của bài nghiên cứu này. Kajola (2008) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa điều hành và hiệu quả hoạt động của các công ty tại Nigeria, tác giả đã không tìm thấy bằng chứng về tương quan giữa thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty (dựa trên ROE). Chaghadari (2011) thực hiện nghiên cứu tại thị trường Malaysia đã không phát hiện tương quan giữa thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty (dựa vào ROA, ROE).

Các kết quả của nghiên cứu này có thể được giải thích dựa theo lý thuyết về điều hành công ty (lý thuyết vấn đề người đại diện). Lý thuyết này ủng hộ cấu trúc

HĐQT độc lập. Nội dung chung của lý thuyết này là thừa nhận mối liên hệ giữa cơ chếđiều hành và hoạt động công ty.

Chức năng giám sát của HĐQT nhằm bảo vệ cổ đông và người điều hành tránh xung đột về lợi ích, cũng đã được đề cập trong lý thuyết về vấn đềngười đại diện (lý thuyết cho rằng vai trò giám sát nên do thành viên HĐQT độc lập đảm nhận, nhằm giảm bớt xung đột giữa chủ sở hữu và người đại diện). Kết quả của nghiên cứu này ủng hộ lý thuyết vấn đề người đại diện, cùng cho rằng thành phần HĐQT với đa số thành viên độc lập có thể giám sát các hành động vì lợi ích cá nhân của người điều hành, do đó, tối thiểu hóa chi phí đại diện (Fama 1980; Fama & Jensen 1983) và tối đa hóa giá trị cổ đông.

4.4.2 Cấu trúc ban lãnh đạo và hiệu quả hoạt động của công ty

Bảng 4.6 cũng cho thấy tương quan dương, đủ ý nghĩa giữa ROA và cấu trúc ban lãnh đạo ở mức ý nghĩa 5%. Tương quan giữa ROE và cấu trúc ban lãnh đạo cũng tương tự ROA.

Thảo luận:

Bài nghiên cứu cho thấy tương quan dương và đủ mức ý nghĩa giữa ROA, ROE với cấu trúc ban lãnh đạo công ty.

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng đã cho thấy tương quan dương giữa cấu trúc lãnh đạo tách biệt (chủ tịch HĐQT và CEO do 02 người đảm nhận) và hiệu quả hoạt động của công ty. Kết quả trên thống nhất với kết quả nghiên cứu của Md. Abdur Rouf (2011) cho rằng cấu trúc tách biệt giữa chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành hoạt động tốt hơn cấu trúc kiêm nhiệm (vị trí chủ tịch và CEO do một người đồng thời đảm nhận). Nghiên cứu khác do Kumudini Heenetigala thực hiện năm 2011, cũng cho rằng công ty hoạt động tốt với cấu trúc ban lãnh đạo

tách biệt (dựa vào ROE). Tương tự như vậy, nghiên cứu của Rechner và Dalton (1991) đã tìm thấy bằng chứng công ty có chủ tịch và CEO do hai người đảm nhận hoạt động hiệu quả hơn cấu trúc kiêm nhiệm. Một nghiên cứu khác của Leng (2004) cho kết quả cấu trúc kiêm nhiệm không có ý nghĩa tương quan với ROE.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Dehaene, De Vuyst và Ooghe (2001) cho rằng ROA có ý

nghĩa tương quan với cấu trúc kết hợp (Chủ tịch HĐQT đồng thời kiêm nhiệm CEO), không có ý nghĩa đối với cấu trúc tách biệt giữa chủ tịch HĐQT và CEO. Giải thích cho kết quả này, tác giả lý luận rằng công ty có chủ tịch kiêm CEO sẽ cố gắng gia tăng đầu tư của họ vào công ty nhằm làm tăng quy mô công ty, thể hiện bởi ROA tốt hơn đối với công ty có cấu trúc kiêm nhiệm.

Kết quả về tương quan dương, đủ ý nghĩa giữa cấu trúc lãnh đạo tách biệt và hiệu quả hoạt động của công ty ở Việt Nam (2007 – 2011) được lý thyết vấn đề người đại diện (agency theory) ủng hộ, trong đó, lý thuyết này cho rằng, sự tách biệt giữa lợi ích của cổ đông và người điều hành nhằm tối đa hóa giá trị công ty. Vì vậy, những người ủng hộ lý thuyết vấn đề người đại diện đưa ra lý luận rằng vị trí chủ tịch HĐQT và CEO nên tách biệt rõ ràng, bởi lẽ cấu trúc kết hợp (đồng thời kiêm nhiệm hai vị trí trên) có thể làm giảm hiệu quả giám sát (Finkelstein & D’Aveni, 1994). Như đã đề cập ở phần trước, thành phần HĐQT là một đặc tính quan trọng của điều hành công ty. Sự tách biệt các vai trò chủ tịch và CEO dẫn đến giám sát và điều hành có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho công ty, vì Chủ tịch HĐQT và CEO, cả hai vai trò này đều đòi hỏi phải có kỹ năng, tuy nhiên, kỹ năng và khả năng yêu cầu của hai vai trò này là khác nhau. Chủ tịch HĐQT cần có nhận thức về chiến lược và khả năng phân tích môi trường kinh doanh cạnh tranh cao độ. Trái lại, CEO là người chịu trách nhiệm thực hiện các chiến lược của HĐQT và quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hàng ngày. Một người có thể xuất sắc cả hai công việc trên, tuy nhiên, việc tách biệt vẫn là chiến lược tối ưu. Thông thường, mỗi người sẽ có một sở trường, giỏi một việc hơn những việc khác, vì vậy, sự tách biệt

hai vai trò khác nhau này có thể tạo nên kết quả lợi nhuận gia tăng cho doanh nghiệp (Cadbury 2002).

Mặc dù thành phần hội đồng quản trị (biến BIND), cấu trúc ban lãnh đạo (biến

CEOD) cùng tương quan dương và đủ mức ý nghĩa với ROA, ROE, tuy nhiên, hệ số

Bê-ta của BIND lớn hơn hệ số Bê-ta của CEOD (Bảng 4.6). Điều này nói lên tương

quan giữa BIND với ROA và ROE mạnh hơn tương quan giữa CEOD với ROA và

ROE, hay BIND tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty mạnh hơn CEOD (đối với tập dữ liệu nghiên cứu). Do đó, chúng tôi kiến nghị đối với thị trường Việt Nam, muốn tăng hiệu quả hoạt động của công ty thì phải tăng cường kiểm soát của hội đồng quản trị (tăng số thành viên độc lập trong hội đồng quản trị), cũng như tăng cường sự giám sát của ban lãnh đạo (cấu trúc tách biệt, vị trí CEO và chủ tịch hội đồng quản trị do hai người đảm nhận). Trong đó, ưu tiên tăng cường thành viên độc lập trong hội đồng quản trị hơn.

4.4.3 Quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty

Trong khi ROA, ROE có tương quan dương và đủ mức ý nghĩa với thành phần hội đồng quản trị và cấu trúc ban lãnh đạo thì bài nghiên cứu cho thấy tương quan giữa quy mô hội đồng quản trị với các biến về hiệu quả hoạt động của công ty (ROA, ROE) là không đủ ý nghĩa ở mức 1%, 5% và 10% (Bảng 4.6).

Thảo luận:

Mối quan hệ giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty chưa thống nhất.

Bài nghiên cứu cho thấy không đủ mức ý nghĩa để kết luận mối quan hệ giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty. Kết quả này ủng hộ nghiên cứu của Kajola (2008) và nghiên cứu của Md. Abdur Rouf (2011), cùng cho rằng tương quan giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty là không đủ mức ý nghĩa. Trong đó, Kajola (2008) dựa trên lợi nhuận biên (profit

margin – PM) để đưa ra kết luận trên; còn Md. Abdur Rouf (2011) không tìm thấy mối quan hệ giữa ROA, ROE với quy mô hội đồng quản trị.

Trong nghiên cứu thực hiện năm 2011 tại Pakistan, Qaiser Rafique Yesser et al đã phát hiện tương quan dương giữa quy mô hội đồng quả trị và hiệu quả hoạt động của công ty (dựa vào lợi nhuận biên).

Kết quả không đủ mức ý nghĩa để kết luận về mối quan hệ giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty ở nghiên cứu này có thể được giải thích dựa trên ý kiến cho rằng số lượng thành viên HĐQT không phải là vấn đề quan trọng, vấn đề ở chỗ có bao nhiêu thành viên bên ngoài, thành viên độc lập trong HĐQT (Dalton et al, 1999) để thực hiện nhiệm vụ giám sát của hội đồng quản trị trong việc điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày tại công ty của CEO nhằm giảm thiểu xung đột mục tiêu, tăng hiệu quả hoạt động của công ty.

4.4.4 Ban kiểm toán (thuộc HĐQT) và hiệu quả hoạt động của công ty

Tương tự quy mô hội đồng quản trị, Bảng 4.6 cũng cho kết quả tương quan giữa ban kiểm toán với các biến về hiệu quả hoạt động của công ty (ROA, ROE) cũng không đủ ý nghĩa ở mức 1%, 5% và 10%.

Kết quả này thống nhất với nghiên cứu của Md. Abdur Rouf (2011) khi cho rằng không đủ mức ý nghĩa để kết luận tương quan giữa quy mô hội đồng quản trị và ban kiểm toán với ROA và ROE. Kajola (2008) cũng kết luận không đủ mức ý nghĩa giữa ROE và ban kiểm toán.

Qaiser Rafique Yesser et al (2011) tìm thấy bằng chứng tương quan dương và đủ ý nghĩa giữa ROE với quy mô hộ đồng quản trị và ban kiểm toán.

Thảo luận:

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy chưa đủ mức ý nghĩa để kết luận tương quan giữa ban kiểm toán thuộc HĐQT và hiệu quả hoạt động của công ty. Các nghiên cứu trước đây về tương quan giữa hai biến trên cũng chưa hoàn toàn thống nhất nhau.

Laing và Weir (1999) tìm ra bằng chứng cho thấy cấu trúc các tiểu ban thuộc HĐQT (gồm Ban kiểm toán, tiểu ban nhân sự, tiểu ban lương thưởng) và hiệu quả hoạt động của công ty có tương quan nhau. Họ đã chứng minh rằng các công ty có cấu trúc các tiểu ban thuộc HĐQT hoạt động tốt hơn các công ty không có các tiểu

ban này. Klein (1998) cũng cho rằng tiểu ban lương thưởng có tương quan dương

với hiệu quả hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Petra (2007) về cấu trúc HĐQT với các tiểu ban trực thuộc không có liên quan với hiệu quả hoạt động của công ty. Weir, Laing et al (2002) cũng cho rằng HĐQT với tiểu ban kiểm toán không có tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Lý thuyết vấn đề người đại diện thì cho rằng cấu trúc các tiểu ban thuộc HĐQT (bao gồm ban kiểm toán) tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty. Trách nhiệm của các tiểu ban này là thực hiện chức năng giám sát của HĐQT. Vai trò chính của các tiểu ban này là giám sát độc lập, tránh xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện (Klein 1998; Rezaee 2009), tối đa hóa giá trị công ty và cổ đông. Việc thành lập các tiểu ban thuộc hội đồng quản trị được cho là quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông, tăng hiệu quả hoạt động của công ty và hoàn thiện quá trình điều hành công ty.

Tóm lại, kết quả hồi quy bội cho công thức ROA và ROE có dạng như sau:

ROA = 0,239 – 0,006 BSIZE + 0,314 BIND + 0,24 CEOD – 0,041 BACOM + eit (4)

Một phần của tài liệu ĐIỀU HÀNH CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)