Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐIỀU HÀNH CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 33)

Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa điều hành và hiệu quả hoạt động công ty, Tobin’s Q (được xác định bằng thị giá vốn cổ phần cộng giá trị thị trường của các khoản nợ chia cho chi phí thay thế tổng tài sản) được sử dụng rộng rãi để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, thật khó để thu thập thông tin giá trị vốn cổ phần theo thị trường từ các công ty, bởi giá trị này không được công bố thường xuyên trong các báo cáo tài chính. Để giải quyết vấn đề này, nhiều tác giả đã sử dụng mô hình điều chỉnh, trong đó, không sử dụng Tobin’s Q để đo lường hoạt động công ty, chẳng hạn Klein A. (1998) dùng ROA để đo lường hoạt động của doanh nghiệp; Kajola (2008), Qaiser Rafique Yesser et al (2011) sử dụng ROA và PM (lợi nhuận biên - profit margin) để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, Fooladi (2012), Chagahadari (2011) và Md. Abdur Rouf (2011) đo lường giá trị doanh nghiệp bằng ROA và ROE.

Trong các nghiên cứu trước đây, Aamir Khan (2012) tìm hiểu tác động của thành phần hội đồng quản trị lên hiệu quả hoạt động của công ty; Anthony Kyereboah –

Coleman và Nicholas Biekpe (2007) nghiên cứu mối quan hệ giữa điều hành công

ty (đại diện bởi quy mô hội đồng quản trị, thành phần hội đồng quản trị và cấu trúc ban lãnh đạo) và hiệu quả hoạt động của công ty; Kajola (2008), Qaiser Rafique Yesser và cộng sự (2011) kiểm tra mối quan hệ giữa điều hành công ty và hiệu quả hoạt động của công ty trong đó các tác giả này sử dụng bốn biến điều hành công ty là quy mô hội đồng quản trị, thành phần hội đồng quản trị, cấu trúc ban lãnh đạo và ban kiểm toán thuộc hội đồng quản trị.

Bài nghiên cứu này thống nhất với Md. Abdur Rouf (2011) trong việc sử dụng các biến về điều hành công ty (quy mô hội đồng quản trị, thành phần hội đồng quản trị, cấu trúc ban lãnh đạo và ban kiểm toán thuộc hội đồng quản trị) và hiệu quả hoạt

động công ty (đo lường bởi ROA, ROE) để nghiên cứu mối quan hệ giữa điều hành và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam, mô hình nghiên cứu có dạng như sau:

FP = ß0 + ß1BSIZE + ß2BIND + ß3CEOD + ß4BACOM + eit (1)

ROA = ß0 + ß1BSIZE + ß2BIND + ß3CEOD + ß4BACOM + eit (2)

ROE = ß’0 + ß’1BSIZE + ß’2BIND + ß’3CEOD + ß’4BACOM + eit (3)

Trong đó:

ß0, ß’0 : Hằng số;

ß, ß’1,2,3,4 : Hệ số hồi quy giải thích cho các biến điều hành công ty; FP : Hiệu quả hoạt động của công ty (Firm performance); ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản;

ROE : Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần;

BSIZE : Quy mô HĐQT (Board size);

BIND : Thành viên HĐQT độc lập (Board independent);

CEOD : Cấu trúc ban lãnh đạo (chủ yếu xem xét vị trí CEO và

chủ tịch HĐQT do 02 người hay 01 người đồng thời đảm nhận) – CEO Duality;

BACOM : Ban kiểm toán trực thuộc HĐQT công ty (Board audit

committee);

eit : Sai số (giả định sai số này có trị trung bình bằng 0 và

Giải thích biến

Dưới đây là các biến sử dụng trong bài nghiên cứu:

Bảng 3.1 Biến phụ thuộc, biến độc lập và mô tả biến

Biến Mô tả/ đo lường Biến phụ thuộc

ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản) x 100 ROE : Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Lợi nhuận sau thuế / vốn cổ phần) x 100

Biến độc lập

BSIZE : Quy mô HĐQT (Board size) Tổng số lượng thành viên trong HĐQT

công ty. BIND : Thành viên HĐQT độc lập

(Board independent).

Tỷ lệ thành viên độc lập so với tổng số thành viên HĐQT công ty.

CEOD : Cấu trúc ban lãnh đạo (CEO Duality).

0 nếu CEO đồng thời là chủ tịch HĐQT; 1

nếu do 02 người khác nhau đảm nhận. BACOM : Ban kiểm toán thuộc HĐQT

(Board audit committee).

1 nếu công ty có ban kiểm toán; ngược lại: bằng 0.

Xây dựng giả thiết nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa điều hành và hiệu quả hoạt động của công ty tại Việt Nam với mẫu nghiên cứu gồm 50 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất. Số liệu được thu thập trong 05 năm (2007 – 2011). Thực hiện mục tiêu nghiên cứu nói trên, tức là trả lời câu hỏi nghiên cứu: Liệu có mối quan hệ nào giữa điều hành và hiệu quả hoạt động của công ty?

Từ các kết quả nghiên cứu trước đây và câu hỏi nghiên cứu nói trên, chúng tôi xây dựng các biến độc lập, đại diện cho điều hành công ty (quy mô hội đồng quản trị, thành phần hội đồng quản trị, cấu trúc ban lãnh đạo và ban kiểm toán trực thuộc hội đồng quản trị) và biến phụ thuộc là ROA, ROE (dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty). Mối quan hệ giữa mỗi biến độc lập này và hiệu quả hoạt động của công ty được hệ thống thành các giả thiết như sau:

H1 : Quy mô hội đồng quản trị quan hệ trái chiều với hiệu quả hoạt động công ty.

H2 : Thành phần hội đồng quản trị quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động công ty.

H3 : Cấu trúc ban lãnh đạo quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động công ty.

H4 : Ban kiểm toán trực thuộc hội đồng quản trị quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động công ty.

3.2 Dữ liệu và phương thức xử lý dữ liệu nghiên cứu Chọn mẫu

Một phần của tài liệu ĐIỀU HÀNH CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 33)