Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường đầu tư phát triển ngành công nghiệp tại thành phố Hải Phòng (Trang 84)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2006-

3.2.5Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngành công nghiệp

3.2.5.1 Phân bổ và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả i) Giải pháp về phân bổ và quản lý đầu tư

Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần tập trung để bố trí cho các dự án chuyển tiếp để sớm đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, hạn chế phân bổ cho các dự án mới trừ trường hợp dự án thực sự cấp bách. Đối với các doanh nghiệp nhà nước cần phải rà soát, sắp xếp các dự án đầu tư, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tăng cường quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Sớm thí điểm thành lập tổ chức đấu thầu đầu tư công, công ty quản lý dự án chuyên nghiệp; công ty giải phóng mặt bằng, nhanh chóng thực hiện đấu thầu qua mạng. Công khai, minh bạch thông tin về các hoạt động đầu tư công: nguồn vốn, dự án, tiến độ, kế hoạch đầu tư...; tăng cường việc thanh, kiểm tra, giám sát về đầu tư công, nâng cao chất lượng giám sát cộng đồng.

Nâng cao hiệu quả đầu tư thông qua việc tăng cường công tác quản lý đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch, kiểm soát chặt chẽ quy trình đầu tư, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư. Tăng cường chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, chủ đầu tư và các cơ quan tư vấn. Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra các dự án; tăng cường công tác giám sát đầu tư sau cấp phép đặc biệt là các dự án phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp, kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai, thực hiện không đúng tiến độ đã cam kết để giao cho các nhà đầu tư khác có đầy đủ năng lực. Thường xuyên đôn đốc các đơn vị đang thực hiện đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp thực hiện đúng tiến độ đã đề ra, nhất là trong lĩnh vực đầu tư các công trình trọng điểm.

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án ngoài ngân sách đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn đảm bảo hoạt động hiệu quả, đúng

quy định, tuân thủ pháp luật và có đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, cần phải tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với các Sở ngành, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước mà đặc biệt là Cục Thuế Nhà nước thành phố thực hiện cơ chế trao đổi thông tin báo cáo của doanh nghiệp định kỳ hàng tháng. Tiến tới, xây dựng đề án thí điểm áp dụng công nghệ thông tin trong việc chia sẻ báo cáo về doanh nghiệp giữa các đơn vị (thông tin trong Giấy chứng nhận đầu tư, thay đổi điều chỉnh, tình hình nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính, vấn đề chuyển giá,....) nhằm kịp thời chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp.

Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, quyền sở hữu công nghiệp, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, tạo sự công bằng, thu hút được các nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh chân chính và phát triển theo quy hoạch.

Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân, các Sở ngành chủ quản với các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.

ii) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:

Tiếp tục triển khai quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 – 2020. Cần có các chương trình đạo tạo, đón đầu nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho phát triển các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thông qua chính sách phát triển giáo dục đào tạo để xây dựng kế hoạch đào tạo cho các ngành kinh tế.

Sớm đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại hoá và chuyên môn hoá các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố; ổn định tổ chức và quản lý để phát huy hiệu quả đào tạo và xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi. Phát triển các hình thức hợp tác quốc tế về đào tào công nhân kỹ thuật trong khối ASEAN và các nước khác. Tranh thủ các nguồn tài trợ của nước ngoài về vốn, chuyên gia kỹ thuật để đào tạo thợ bậc cao.

Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo cơ chế “ba bên” là Nhà nước-cơ sở đào tạo-doanh nghiệp cùng tham gia/phối hợp thực hiện, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu và địa chỉ, nhằm đảm bảo cho lao động đào tạo ra được làm việc theo đúng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ của chương trình đã theo học.

Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật. Kiến nghị với Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp được hạch toán vào giá thành sản phẩm các chi phí đào tạo nguồn nhân lực (hiện nay chi phí này phải lấy từ quỹ phát triển sản xuất. Nếu doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp thì không có chi phí này.)

iii) Giải pháp về khoa học & chuyển giao công nghệ

Tích cực triển khai Chiến lược phát triển khoa học công nghệ của thành phố. Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ - thiết bị, đồng thời miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ, miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong một thời gian nhất định (khoảng 5 năm).

Vốn ngân sách sự nghiệp Khoa học và công nghệ của thành phố hiện nay quá nhỏ để có thể hỗ trợ cho hoạt động này vì vậy rất cần có một quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ với vốn đầu tư mồi của ngân sách nhà nước và huy động thêm các nguồn vốn khác với cơ chế hợp lý để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư. Quỹ này nhằm hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Mặt khác, cần phải khai thác tối đa các nguồn quỹ của Nhà nước giành cho hoạt động đổi mới công nghệ thiết bị và hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ để nghiên cứu, thiết kế mẫu, chế tạo sản phẩm mới, đăng ký sở hữu công nghiệp, sản xuất thử (Theo quy định của Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg)

Thu hút đầu tư phát triển các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và phát triển sản phẩm mới, sản xuất công nghệ tạo cơ sở hình thành nền công nghệ nguồn cho thành phố.

Cần có chế tài đủ mạnh để ràng buộc trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc lựa chon, đánh giá công nghệ nhập để tránh trình trạng nhập công nghệ lạc hậu. Lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp với từng thời kỳ phát triển đối với các dự án đầu tư mới (kể cả đầu tư nước ngoài). Kiên quyết không nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng.

Khuyến khích các dự án đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh để đảm bảo chuyển giao công nghệ từ những đối tác đầu tư có công nghệ nguồn. Thực hiện đa dạng hoá các loại hình hợp tác để khai thác tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ đối tác nước ngoài cho phát triển công nghiệp. Trong các dự án đầu tư phát triển (phần về danh mục thiết bị) và trong hợp tác sản xuất kinh doanh cần đặc biệt coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ mới, coi đây là một trong những yếu tố để quyết định dự án đầu tư và hợp đồng hợp tác sản xuất.

- Việc đổi mới kỹ thuật công nghệ là nhu cầu tất yếu và sự sống còn đối với từng doanh nghiệp, do vậy cùng với việc tạo ra cơ chế khuyến khích cần phải chỉ đạo các doanh nghiệp nỗ lực thực hiện việc đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục thực hiện chủ trương khuyến khích hỗ trợ và chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế: ISO, HACCP, TQM, BVQI, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000... thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn mác sản phẩm và quyền sở hữu công nghiệp phục vụ cho quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Tăng cường đầu tư phát triển ngành công nghiệp tại thành phố Hải Phòng (Trang 84)