Vốn đầu tư phát triển công nghiệp Hải Phòng giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Tăng cường đầu tư phát triển ngành công nghiệp tại thành phố Hải Phòng (Trang 29)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2006-

2.2.2 Vốn đầu tư phát triển công nghiệp Hải Phòng giai đoạn 2006-

2.2.2.1 Quy mô và tốc tăng trưởng vốn đầu tư

Sau 5 năm nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố liên tục có bước tăng trưởng khá, đạt trên 40 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng bình quân với tốc độ 12,98%/năm, chiếm 33,93% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đây thực sự là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng công nghiệp của thành phố trong thời gian qua. Trong đó, trên 93% vốn đầu tư tập trung cho công nghiệp chế biến, tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp khai thác và sản xuất, phân phối điện, nước chỉ chiếm chưa đến 7%.

Bảng 2.1: Vốn đầu tư phát triển công nghiệp Hải Phòng giai đoạn 2006-2010.

Chỉ tiêu VĐT CN giai đoạn 2006-2010 (Tỷ đồng) Tỷ trọng VĐTCN BQ/ tổng VĐT TXH (%) Tổng số 40.353 33,93

Công nghiệp khai thác 134,3 0,11

SX và phân phối điện, nước 2.504,5 2,1

Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng

Quy mô vốn phát triển nhanh và liên tục trong giai đoạn dài đã tác động lớn đến mở rộng quy mô kinh tế của ngành công nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Giai đoạn 2006-2008 vốn tăng trưởng với tốc độ rất mạnh mẽ, bình quân 22,5%/năm, tuy nhiên đến 2009 do ảnh hưởng khủng hoảng và suy thoái kinh tế, lạm phát và lãi suất tăng cao vốn đầu tư phát triển công nghiệp giảm mạnh, tổng vốn thu hút chỉ bằng 79% năm 2009. Đến 2010, vốn đầu tư có xu hướng phục hồi nhưng cũng chỉ tương đương vốn thu hút năm 2008.

2.2.2.2 Đầu tư phát triển ngành công nghiệp phân theo nội dung đầu tư

Hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp thành phố theo nội dung sẽ bao gồm đầu tư cho tài sản vật chất và tài sản vô hình, tuy nhiên cơ cấu vốn đầu tư có sự mất cân đối lớn. Nếu như đầu tư cho tài sản vật chất luôn chiếm tới trên 99% thì vốn đầu tư cho tài sản vô hình bình quân chỉ khoảng 0,29%.

Bảng 2.2: Vốn đầu tư phát triển công nghiệp phân theo nội dung Chỉ tiêu

Năm

Tổng số

Đầu tư tài sản vật chất Đầu tư phát triển TS vô hình (1) Tổng đầu tư TSVC Đầu tư XDCB, MMTB Vốn lưu động bổ sung 2006 7.007,9 6997,2 6.236,6 760,6 10,7 2007 7.166,3 7.152,2 6.702,1 450,1 14,1 2008 9.361,3 9.339,8 8827,8 512 21,5 2009 7.411,9 7.382,1 6.709,1 673 29,8 2010 9.405,8 9.367,3 8.843,2 524,1 38,5 Tổng số 40.353,2 40.238,6 37.318,8 2.919,8 114,6

Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng Đầu tư phát triển tài sản vật chất:

Đầu tư cho phát triển tài sản vật chất ngành công nghiệp giai đoạn 2006- 2010 là 40.238,7 tỷ đồng, để hình thành các tài sản dài hạn (XDCB và mua sắm máy móc thiết bị) và các tài sản ngắn hạn (vốn lưu động bổ sung).

1) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị giai đoạn 2006-2010 là 37.318,9 tỷ đồng, chiếm 92,74% vốn tạo tài sản vật chất..

- Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 27.201,9 tỷ đồng, chiếm 67,6% vốn đầu tư cho tài sản vật chất, được tập trung cho xây lắp nhà xưởng, kho tàng và các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật cơ bản khác. Đây là nguồn lực đầu tư nhằm tạo dựng cơ sở vật chất cơ bản để các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể bắt đầu.

- Vốn đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị là 10.117 tỷ đồng, chiếm 25,14 % vốn đầu tư cho tài sản vật chất và tăng trưởng bình quân với tốc độ 12,53%/năm.

Với một tỷ trọng lớn vốn đầu tư tập trung cho xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị thì một số nhóm ngành công nghiệp của Hải Phòng đã có năng lực sản xuất lớn, hệ thống máy móc thiết bị tương đối hiện đại. Vốn đầu tư phát triển công nghiệp được phân bổ trong 26 phân ngành công nghiệp cấp II, tuy nhiên trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ đề cập tới đầu tư một số phân ngành công nghiệp chủ lực và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường như đóng tàu, luyện kim, vật liệu xây dựng...

+ Công nghiệp đóng tàu: Ngành công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp được xác định là mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp của Hải Phòng. Chỉ trong một thời gian ngắn, năng lực đóng tàu của Hải Phòng đã có những bước tiến vượt bậc từ chỗ chỉ đóng được những con tàu vận tải cỡ nhỏ từ 400 đến 1.400 tấn, đến nay những người thợ Hải Phòng đã đóng được những tàu biển lớn có trọng tải lớn, chất lượng cao, mẫu mã đẹp đạt tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt của hàng hải quốc tế từ 22.500 tấn đến 36.000 tấn và 53.000 tấn xuất khẩu ra thị trường Xingapo, Nhật Bản, Hy lạp...đặc biệt là Vương quốc Anh - nơi có nền công nghiệp đóng tàu lâu đời và hiện đại nhất thế giới. Hải Phòng có hơn chục các cơ sở đóng tàu trong đó các doanh nghiệp đóng tàu lớn của Hải

Phòng như: Nam Triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng, Bến Kiền. Để có được bước tiến dài

đạt được năng lực đóng tàu như hiện nay các doanh nghiệp đã tập trung một khối lượng vốn rất lớn cho phát triển ngành, chỉ tính riêng đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị trong giai đoạn 2006-2010 là 4.615,8 (trong đó đầu tư

mua sắm máy móc thiết bị chiếm 46,5%). Mặc dù vốn đầu tư 2008-2009 có chững lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và khủng hoảng của Vinashin (vì hầu hết các doanh nghiệp đóng tàu lớn của Hải Phòng đều là công ty con của Vinashin), tuy nhiên đến 2010 vốn đầu tư cho ngành đã có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp bắt đầu hoàn thiện các hợp đồng đã ký kết trước khủng hoảng.

+ Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: sau đóng tàu thì đây là ngành thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất, trong đó đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc lên tới 4.381 tỷ đồng (đầu tư cho mua sắm máy móc chiếm tỷ trọng 34,87%). Công nghệ sản xuất của ngành đã được đổi mới đáng kể, công nghệ Sản xuất xi măng được đầu tư trong giai đoạn này là dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại theo công nghệ lò quay, phương pháp khô do đó sản phẩm tạo ra có thương hiệu và tính cạnh tranh. Tuy nhiên, ngoài xi măng thì các ngành khác đều chưa có được sự đầu tư đúng mức do đó trình độ công nghệ còn lạc hậu và chưa đồng bộ: Gạch nung: Hiện vẫn tồn tại 3 loại công nghệ lò nung: lò nung tuynel, lò nung đứng liên tục và lò nung đứng thủ công, Gạch không nung, ngói xi măng - cát: Hiện mới có hai cơ sở, đầu tư sản xuất gạch xây không nung, thiết bị công nghệ sản xuất do trong nước sản xuất và nhập khẩu thiết bị do Trung Quốc sản xuất.

+ Công nghiệp luyện kim: do có lợi thế về đầu mối giao thông, thuận tiện trong việc tập trung nguyên liệu và phân phối sản phẩm nên giai đoạn vừa qua ngành có sự phát triển khá nhanh, trong 5 năm các cơ sở luyện kim thành phố đã tăng thêm 35 cơ sở đưa tổng số cơ sở có đến thời điểm 2010 là 185 cơ sở, tập trung cho hai lĩnh vực là đúc và sản xuất thép. Đây là một trong những ngành thu hút được khối lượng lớn vốn đầu tư phát triển, trong đó đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị trong giai đoạn 2006-2010 là 2.386,8 tỷ đồng (XDCB chiếm 66,71%, mua sắm máy móc thiết bị chiếm 33,29%). Mặc dù khối lượng vốn đầu tư thu hút được khá lớn nhưng đầu tư phát triển ngành giai đoạn qua được đánh giá là đầu tư theo chiều rộng nhằm mở rộng quy mô sản xuất chứ chưa tập trung đầu tư cho công nghệ hiện đại và đồng bộ do đó trình độ công nghệ chung của ngành được đánh giá là khá lạc hậu, phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc, lạc hậu, tiêu tốn điện năng gấp 1,5-2 lần công nghệ hiện đại, gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể: Trình độ công

nghệ sản xuất gang: Hiện nay, công nghệ luyện gang của các doanh nghiệp Hải Phòng là công nghệ lò cao, tuy nhiên, các lò cao này cũng thuộc loại nhỏ, chỉ phù hợp với điều kiện cung cấp nguyên liệu của các mỏ quặng sắt nhỏ ở miền Bắc. Trình độ công nghệ sản xuất thép cán: Phần lớn các doanh nghiệp cán thép, phôi thép của Hải Phòng sử dụng công nghệ thiết bị của Trung Quốc, Đài Loan, trong đó nhiều doanh nghiệp có công suất từ 100.000 – 250.000 tấn thép/năm chỉ đạt trình độ công nghệ trung bình. Các doanh nghiệp có công suất nhỏ hơn 100.000 tấn/năm hầu hết là sử dụng công nghệ thiết bị lạc hậu.

+ Ngành công nghiệp hoá chất, cao su - nhựa: Được xác định là một trong số những ngành công nghiệp chủ lực trong chiến lược phát triển công nghiệp thành phố, đầu tư phát triển công nghiệp ngành đã và đang chiếm một tỷ trọng tương đối khá, đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị cả giai đoạn là 2.132,7 tỷ đồng trong đó đầu tư mua sắm máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ 42,6%. Nhờ có sự đầu tư đúng hướng mà công nghệ của ngành được đánh giá ở mức tương đối hiện đại Công nghệ của ngành nhựa Hải Phòng chủ yếu là công nghệ ép phun, công nghệ đùn thổi và công nghệ đùn đẩy liên lục, trong đó công nghệ, thiết bị của Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được đánh giá là công nghệ tiên tiến. Xuất sứ MMTB: Máy ép phun của Hàn Quốc, Trung Quốc; Máy ép đùn của Đức, Áo, Hàn Quốc, Nhật Bản. Công nghệ sản xuất sơn tàu biển: Hiện nay trên địa bàn có duy nhất Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng sản xuất sơn cung cấp cho ngành đóng tàu và các công trình biển. Công ty CP Sơn Hải Phòng được chuyển giao công nghệ tương đối hiện đại, đồng bộ từ hãng Chugoku Marine Paint (CMP - Nhật Bản), một trong sáu hãng sơn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tàu biển. Công nghệ sản xuất ắc quy: Công nghệ thiết bị sản xuất ắc quy của Công ty CP Ắc quy Tia Sáng được đánh giá là dây chuyền thiết bị hiện đại, đồng bộ do Anh, Mỹ, Italia sản xuất. Công nghệ sản xuất phân bón DAP: Nhà máy phân bón DAP là dự án sản xuất phân bón DAP đầu tiên được xây dựng với quy mô lớn, áp dụng công nghệ và trang thiết bị tương đối hiện đại do Tổng công ty Hóa chất Việt Nam làm chủ đầu tư. Nhà máy có công suất thiết kế 330.000 tấn DAP mỗi năm.

tăng từ 2.287 cơ sở năm 2005, lên 3.357 cơ sở năm 2010 (chiếm 24,93% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn), trong đó nhiều nhất là phân ngành may trang phục có 2.925 cơ sở, tiếp đến là phân ngành dệt có 250 cơ sở, ngành sản xuất các SP bằng da, giầy dép với 182 cơ sở. Tính chung cả giai đoạn, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị của ngành là 2.447,9 tỷ đồng trong đó đầu tư cho xây dựng cơ bản chiếm 89,25%, đầu tư cho thiết bị chỉ chiếm 10,75%.

+ Ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo (trừ sản xuất các phương tiện vận tải). Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị cả giai đoạn là 3.202 tỷ đồng, trong đó đầu tư mua sắm máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 58,52%.

+ Ngành công nghiệp điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin: Là một trong những ngành được xác định là công nghiệp chủ lực của thành phố tuy nhiên với một nguồn lực hạn chế, vốn đầu tư phát triển ít, Chưa thu hút được các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao do vậy quy mô của ngành trong cơ cấu các ngành công nghiệp rất nhỏ bé, tỷ trọng năm 2010 chỉ chiếm 1,87%. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị là 420 tỷ đồng, trong đó xây dựng cơ bản chiếm 45,8%.

2) Vốn lưu động bổ sung cả giai đoạn là 2.919,8 tỷ đồng, chiếm 6,6% vốn đầu tư công nghiệp, bao gồm các khoản đầu tư dùng để mua sắm nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm. Đặc điểm của hoạt động đầu tư này là vốn đầu tư được tiêu dùng hoàn toàn sau quá trình sản xuất và được chuyển hoàn toàn vào giá trị sản phẩm sản xuất ra, đây là hoạt động cơ bản và bắt buộc để hoạt động sản xuất có thể diễn ra liên tục được.

Vốn vật chất được tập trung đầu tư với quy mô lớn trong một giai đoạn dài đã làm gia tăng đáng kể năng lực sản xuất của ngành.

Bảng 2.3: Năng lực sản xuất của ngành TT Tên sản phẩm ĐVT 2001 2005 2010 1 Gang đúc 1000 tấn 6,8 22 44 2 Thép ống 1000 tấn 36,2 25,5 203,3 3 Thép cán 1000 tấn 403 830 1.075 4 Phôi thép 1000 tấn - - 540 5 Sơn các loại Tấn - 6.890 9.960 6 Ống nhựa PVC Tấn 10.324 26.131 43.310

8 Dung lượng ắc quy 1000 kwh 91 154 281

9 Phân DAP Tấn - - 150.000

10 Xi măng các loại 1000 Tấn 2.047 2.553 5.930

11 Quạt điện các loại Cái 65.759 166.525 276.134

12 Xe vận tải trọng tải < 5 tấn Cái 222 1.392 2.962

14 Tàu đóng mới các loại Chiếc 43 56 377

15 Đóng mới toa xe Toa 23 109 109

16 Cáp điện 1000m 10.490 14.570 40.000

17 Quần áo dệt kim 1000 cái 472 1.373 2.477

18 Quần áo may sẵn 1000 cái 28.290 21.457 31.121

19 Giày dép vải 1000 đôi 2.020 1.358 14.233

20 Giày dép các loại khác 1000 đôi 33.067 43.307 43.658

Nguồn: Cục thống kê và số liệu báo cáo của các doanh nghiệp Đầu tư phát triển tài sản vô hình:

1) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực:

Nghị quyết 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị đã xác định thành phố Hải Phòng là một trung tâm giáo dục của vùng duyên hải Bắc Bộ, chính vì vậy vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho công nghiệp luôn được quan tâm.

Nguồn nhân lực ngành công nghiệp thành phố được đào tạo trực tiếp tại các cơ sở đóng trên địa bàn thành phố.

Bảng 2.4: Số lượng các cơ sở đào tạo nghề

Cơ sở đào tạo 2006 2007 2008 2009 2010

Trung tâm dạy nghề 28 22 21 21 22

Trung cấp nghề (1) 19 14 13 13 14

1() Trong chỉ tiêu trường trung cấp nghề, năm 2006 chỉ có các trường dạy nghề, năm 2007 bao gồm cả trường trung cấp nghề và trường dạy nghề và từ năm 2008 đến nay chỉ còn 2

Cao đẳng nghề 1 7 9 10 10

Trung cấp chuyên nghiệp 6 5 7 8 8

Cao đẳng (có đào tạo lĩnh vực CN)

2 2 2 2 2

Đại học (có đào tạo lĩnh vực CN) 3 3 3 3 3

Tổng số 59 53 55 57 59

Hải Phòng là đô thị loại I, trung tâm cấp quốc gia, với dân số trên 1,8 triệu người thì mạng lưới đào tạo nghề và giáo dục chuyên nghiệp như trên bảng là dày dặn, trong đó cơ cấu ngành nghề khá phong phú, đa dạng Tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố năm 2008 là 51%, đến năm 2010 là 65%. Các cơ sở dạy nghề đổi mới phương thức đào tạo, thực hiện đào tạo gắn kết với thực tiễn, đào tạo nghề theo địa chỉ; Trên 30 doanh nghiệp phối kết hợp đặt hàng với các trường dạy nghề và tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường, từ 2006 đến 2008: 100% học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo dài hạn được các doanh nghiệp tuyển dụng, riêng năm 2009, 2010 học viên các nghề Điện, Hàn tốt nghiệp ra trường đạt 95%, các nghề khác đạt 60% có việc làm sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, đào tạo nghề vẫn tập trung vào các nghề đơn giản như hàn, nề, điện dân dụng ... nhiều nghề có yêu cầu cao về kỹ thuật như điện tử, cơ khí chính xác, công nghệ viễn thông, công nghệ phần

Một phần của tài liệu Tăng cường đầu tư phát triển ngành công nghiệp tại thành phố Hải Phòng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w