Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Tăng cường đầu tư phát triển ngành công nghiệp tại thành phố Hải Phòng (Trang 50)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2006-

2.3.2Những tồn tại, hạn chế

2.3.2.1 Hiệu quả đầu tư

Hệ số ICOR

Kết quả ấn tượng về tăng trưởng đạt được như vậy nhờ có sự đóng góp không nhỏ của vốn đầu tư. Giai đoạn 2006-2009 tỷ trọng vốn đầu tư trên GDP bình quân là 64%.

Biểu 2.4: Hệ số ICOR công nghiệp (%)

(Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng). Mặc dù vốn đầu tư liên tục gia tăng nhưng hiệu quả đầu tư có xu hướng giảm. Hệ số ICOR bình quân cả giai đoạn 2006-2008 là 4,97 nghĩa là đầu tư gần 5 đồng thì GDP tăng lên 1 đồng, đặc biệt năm 2009 khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất công nghiệp Hải Phòng, đầu tư trên 10 đồng mới tạo ra một đồng GDP, đây là một con số rất cao với trình độ công nghệ còn ở mức khiêm tốn, đa số các doanh nghiệp công nghiệp có công nghệ lạc hậu, chủ yếu vẫn là cơ khí hóa, tỷ lệ tự động hóa chưa đạt 15%, mặt khác hệ số ICOR công nghiệp thường cao hơn ICOR chung của Hải Phòng và ICOR công nghiệp cả nước (bình quân ICOR công nghiệp cả nước là 4,6), điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp và chưa có sự cải thiện rõ ràng trong thời gian dài.

Năng suất vốn

Hiệu quả sử dụng vốn thấp và có xu hướng giảm dần được thể hiện qua chỉ tiêu năng suất vốn cố định trong bảng 2.9.

Bảng 2.9. Năng suất vốn cố định giai đoạn 2006-2010

Năm GDP (giá thực tế) (Tỷ đồng Giá trị TSCĐ (Giá thực tế) (Tỷ đồng) Năng suất vốn cố định 2006 7.195,4 18.047 0,40 2007 10.097,8 28.466,9 0,35 2008 13.620 37.750.3 0,36 2009 14.788,9 42.004,9 0,35 2010 17.479,5 59.886 0,29

Bình quân cả giai đoạn 2006 - 2010 0,35

Năng suất vốn cố định có dấu hiệu giảm dần qua các năm, giai đoạn 2001- 2005 bình quân năng suất vốn cố định đạt 0,52 thì đến giai đoạn 2006-2010 chỉ số này chỉ còn ở mức 0,35 và trong giai đoạn này thì năng suất vốn cố định giảm dần qua các năm điều đó có nghĩa hiệu quả sử dụng vốn cố định trong tạo giá trị gia tăng giảm sút nghiêm trọng, khối lượng sản phẩm được sản xuất ra từ một đơn vị vốn cố định giảm đi, lãng phí lao động quá khứ trong quá trình sản xuất.

Năng suất vốn tuy có xu hướng giảm trong giai đoạn qua tuy nhiên việc đánh giá đơn lẻ chỉ tiêu đó mà không đặt nó trong mối quan hệ với việc đánh giá hiệu quả của các nhân tố khác cũng đồng thời tác động đến tăng trưởng kinh tế thì chưa phản ánh toàn diện và khái quát. Do đó song song với việc đánh giá năng suất vốn thì tác giả sẽ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong mối quan hệ với hiệu quả sử dụng lao động, tiến bộ khoa học công nghệ.

Bảng 2.10 Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng GDP 100 100 100 100 100 Đóng góp của lao động 23,35 26,11 24,48 20,57 14,83 Đóng góp của vốn 57,65 54,46 57,61 63,06 59,29 Đóng góp của TFP 12,23 13,78 12,54 9,49 19,08

Ảnh hưởng bởi tăng trưởng của

các tỉnh xung quanh 6,77 5,65 5,37 6,88 6,8

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng

Theo xu thế trên, từ năm 2006 đến nay đóng góp của vốn vào tăng trưởng kinh tế thành phố chiếm tỷ trọng tới trên 50% và có xu hướng gia tăng, sự đóng góp của lao động và nhân tố năng suất tổng hợp chiếm tỷ lệ nhỏ và không ổn định. Nếu như năm 2006 việc tăng tài sản mới chỉ đóng góp cho 57,65% cho tăng trưởng thì đến năm 2010 đã đóng góp gần 60%% tăng trưởng GDP công nghiệp điều này thể hiện rằng tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp vẫn chủ yếu là do mở rộng quy mô sản xuất bằng cách tăng thêm vốn tức, còn các nhân tố đổi mới sản xuất, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng lao động… có đóng góp vào tăng trưởng GDP công nghiệp nhưng còn ở mức khiêm tốn. Chất lượng tăng trưởng còn nhiều hạn chế, việc đầu tư trong sản xuất công nghiệp còn nặng về đầu tư theo chiều rộng hơn là đầu tư cho chiều sâu.

2.3.2.2 Những hạn chế trong đầu tư phát triển công nghiệp Hải Phòng

Đầu tư tuy đã và đang đóng vai trò động lực trong sự tăng trưởng và phát triển công nghiệp ngành tuy nhiên với một nguồn lực hạn chế, cơ cấu phân bổ chưa hợp lý và hiệu quả đầu tư chưa cao là nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng công nghiệp thấp hơn dự kiến, giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 14,94%, thấp hơn 4,06% so với mục tiêu là 19%. Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp bình quân đạt 11,61%, thấp hơn 2,89% so với mục tiêu đề ra là 14,5%/năm.

i) Tổng vốn đầu tư phát triển tuy có tốc độ tăng cao, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu phát triển của thành phố trong khi nhu cầu đầu tư giai đoạn 2006-2010 là 77.000 tỷ đồng thì mới huy động được 40.353 tỷ đồng.

ii) Cơ cấu đầu tư nội bộ ngành chưa hợp lý. Mặc dù đầu tư nhiều nhưng thiếu một chiến lược thu hút đầu tư với tầm nhìn dài hạn do đó vốn đầu tư vẫn tập trung vào nhóm ngành khai thác thế mạnh về tài nguyên như xi măng, khai thác thế mạnh về lao động phổ thông, tỷ trọng gia công cao như dệt may, giầy dép, đóng tàu..những ngành công nghiệp có lợi thế, giá trị gia tăng lớn, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, lao động chất lượng cao có tỷ trọng, giá trị gia tăng lớn, khả năng nộp ngân sách cao như công nghiệp công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin tỷ trọng đầu tư rất thấp.

Bảng 2.11. Tỷ trọng vốn và nộp ngân sách của các phân ngành CN chính (%) Các phân ngành công nghiệp Tỷ trọng VĐT ngành/ VĐT CN chế biến Tỷ trọng lợi nhuận/tổng LN CN Ghi chú Vật liệu xây dựng 12,17 24,4

Nguồn nguyên liệu tại chỗ chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện có (2010:5,9triệu tấn).

Thép 8,12 11,64

Sản lượng hiện có đã vượt quy hoạch, công nghệ lạc hậu, hao phí điện năng lớn và gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Hóa chất, nhựa,

cao su 7,1 17,26

Công nghệ của ngành khá hiện đại, đồng bộ. Tuy nhiên Số lượng sản phẩm xuất khẩu còn rất hạn chế, nguyên liệu sản xuất chínhphải nhập khẩu

Giầy dép, may

mặc 7,2 4,72

Sản xuất chủ yếu theo hình thức gia công, nguyên phụ liệu, mẫu mã, thương hiệu, nhãn hiệu, thị trường tiêu thụ phụ thuộc lớn vào đối tác; chưa đầu tư cho khâu thiết kế sản phẩm, chưa quan tâm đến thị trường tiêu thụ trong nước,hiệu quả kinh tế thấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ nội địa hóa mới đạt khoảng 10% (quy hoạch là >45%)

tăng thấp, nguy cơ gây ô nhiễm MT (theo quy hoạch tỷ lệ nội địa hóa đến 2010 là 60%)

Sản xuất các Sp

từ kim loại 4,58 3,88

Chế tạo máy và

thiết bị 1,86 -

Các cơ sở công nghiệp hiện có chưa sản xuất hoàn chỉnh được các loại máy chuyên dụng, máy công cụ...

Các dự án FDI thu hút mới trong lĩnh vực này có tổng vốn đăng ký dưới 3 triệu USD, chủ yếu là gia công, lắp ráp máy móc thiết bị.

Máy móc thiết bị

điện 3,56 9,87

Chủ yếu chế tạo các sản phẩm đơn giản. Khả năng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm mới còn yếu kém. phương thức sản xuất chủ yếu là gia công sản phẩm, các nguyên vật liệu chính đều phải nhập khẩu; thị trường tiêu thụ phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.

Điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin

1,02 -

Sản xuất chủ yếu bằng phương thức lắp ráp, gia công hoàn chỉnh sản phẩm; Những cơ sở của ngành này phần lớn là quy mô nhỏ lẻ, làm phân phối là chính. Trình độ công nghệ và thiết bị ở mức độ lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước trong khu vực; quy trình sản xuất đơn giản.

Các ngành khác 36,09 16,57

Nguồn: Cục thống kê, Sở công thương thành phố Hải Phòng

Ngành vật liệu xây dựng (chủ yếu là công nghiệp sản xuất xi măng) là ngành công nghiệp đem lại hiệu quả về mặt lợi nhuận tốt nhất trong các ngành công nghiệp đồng thời đây cũng là ngành đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước tuy nhiên đây là nhóm ngành không có khả năng phát triển trong tương lai, trữ lượng đá vôi cho phép phát triển công nghiệp xi măng với quy mô khoảng 4-5 triệu tấn/năm,

chỉ đáp ứng được nguyên liệu cho công suất hiện có do đó việc mở rộng sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.

Công nghiệp sản xuất kim loại do có lợi thế về đầu mối giao thông, thuận tiện trong việc tập trung nguyên liệu và phân phối sản phẩm đã tiếp tục phát triển mạnh từ năm 2006 đến nay tăng trưởng 16,32%/năm và là một trong những ngành thu hút được khối lượng vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, sự phát triển quá nóng dẫn đến việc sản lượng của ngành đã vượt quá quy hoạch phát triển ngành đến năm 2015 ( Về thép cán: Tổng công suất thép cán là 2.299.000 tấn vượt 49.000 tấn sản lượng dự kiến đến năm 2015, Về phôi thép: Tổng công suất luyện phôi thép là 3.710.000 tấn, đã vượt 1.210.000 tấn sản lượng so với dự kiến đến 2020, Về ống thép: Tổng công suất sản xuất ống thép là 126.000 tấn, vượt 6.000 tấn sản lượng so với dự kiến quy hoạch đến 2015)do đó việc đầu tư mở rộng sản xuất sẽ không thể thực hiện được, công nghệ sản xuất phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc, lạc hậu, tiêu tốn điện năng lớn, gây ô nhiễm môi trường.

Sản xuất giầy dép, may trang phục chủ yếu vẫn theo hình thức hợp tác gia công, chưa đầu tư cho khâu thiết kế sản phẩm, thụ động trước các biến động của thị trường xuất khẩu, chưa quan tâm đến thị trường tiêu thụ trong nước do đó hiệu quả kinh tế thấp, giá trị gia tăng tạo ra không cao, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Do đó mặc dù được tập trung một khối lượng vốn khá lớn (chiếm hơn 7% tổng vốn đầu tư công nghiệp) tuy nhiên lợi nhuận tạo ra lại kém xa các ngành có cùng mức đầu tư.

Nhóm các ngành Chế tạo máy và thiết bị, Điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin là các ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị có tốc độ hao mòn hữu hình nhanh hơn các ngành công nghiệp khác do đó để có thể tạo ra được các sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn, bài bản, thiết bị công nghệ hiện đại và đồng bộ. Tuy nhiên, trong giai đoạn qua quy mô vốn đầu tư vào ngành rất hạn chế, chưa có các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ hiện đại, sản xuất chủ yếu bằng phương thức lắp ráp, gia công hoàn chỉnh sản phẩm; công nghệ sản xuất đơn giản, lạc hậu do đó chủng loại

sản phẩm đơn chiếc, chưa sản xuất được các sản phẩm máy móc thiết bị có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các ngành kinh tế khác như: cơ khí, luyện kim, nhiệt điện, xi măng, khai thác dầu khí, chế biến nông, lâm, thuỷ sản…

Cơ cấu ngành công nghiệp chủ lực còn tồn tại nhiều bất cập những ngành công nghiệp có lợi thế, giá trị gia tăng lớn, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, lao động chất lượng cao lại có tỷ trọng giá trị SXCN thấp (công nghiệp điện tử - tin học, công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị); đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ chưa được ưu tiên đầu tư. Tỷ lệ nội địa hóa của các ngành công nghiệp chủ lực còn thấp chưa đạt được mục tiêu đề ra.

iii) Hoạt động đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu.

Thành phố Hải Phòng đã chủ trương phát triển các khu công nghiệp từ rất sớm, trước năm 2000 đã có 3 khu công nghiệp được thành lập và triển khai hoạt động gồm: khu công nghiệp Nomura, khu công nghiệp Đình Vũ, khu công nghiệp Đồ Sơn. giai đoạn 2006-2010 có 6 KCN được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 300 triệu USD và 6.756 tỷ đồng, diện tích khoảng 2.700 ha; trong đó: 03 KCN vừa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật vừa thu hút đầu tư là KCN: Tràng Duệ, Nam Cầu Kiền và KCN- đô thị VSIP, 03 KCN đang triển khai xây dựng hạ tầng là KCN An Dương, Khu phi thuế quan và KCN Nam Đình Vũ (Khu 1), KCN Nam Đình Vũ (Khu 2); Các KCN thu hút được 43 dự án FDI với số vốn đầu tư 271.124.742 USD.

Mặc dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng Hải Phòng đã thu hút được nhiều dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp với số vốn đăng ký ấn tượng, tuy nhiên hạn chế có thể thấy rõ trong đầu tư xây dựng các dự án này là tiến độ thực hiện rất chậm, tỷ lệ giải ngân so với số vốn cam kết rất thấp, bình quân mới được 15,9%. Việc thẩm định năng lực tài chính, quản lý, điều hành, kỹ thuật, nhân lực của các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp thực hiện chưa tốt, chưa quy định cụ thể những ràng buộc về mặt pháp lý, làm cho tiến độ xây dựng các khu, cụm công nghiệp bị kéo dài, lãng phí tài nguyên đất, điển hình là các chủ đầu tư: An Dương, Nam Cầu Kiền. Khu công nghiệp An Dương được cấp giấy

chứng nhận đầu tư từ 25/12/2008 với số vốn đăng ký là 175 triệu USD, nhưng tính đến hết 2010 mới giải ngân được khoảng 20,5 triệu USD tương đương với 11,7% vốn đăng ký. Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 29/5/2008 với số vốn đầu tư đăng ký là 798,2 tỷ đồng, tính đến 2010 giải ngân được 257 tỷ đồng, tương đương với 32% vốn đăng ký. Việc chậm trễ trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến định hướng di chuyển toàn bộ các cơ sở công nghiệp xen kẽ trong các khu dân cư vào trong các khu, cụm công nghiệp tập trung, đến hết 2010 các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp chỉ chiếm 8,7% số lượng các cơ sở công nghiệp toàn thành phố, riêng giai đoạn 2006-2010 thành lập mới 6 KCN và 1 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 2.800 ha, diện tích đất công nghiệp đã cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê mới chỉ đạt khoảng 200 ha chiếm khoảng 7,5%.

Một số khu công nghiệp đã thu hút các dự án đầu tư thứ cấp như Đồ Sơn, Tràng Duệ, Nam Cầu Kiền nhưng tiến độ thực hiện một số công trình bắt buộc phải đầu tư như: chưa xây dựng hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung gây nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, và hệ thống cấp điện, nước… triển khai chậm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư của các dự án thứ cấp.

Ngoài ra đầu tư phát triển các KCN thời gian qua chưa đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN, dịch vụ phục vụ KCN còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, do đó có thể nói chất lượng và sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng của đa số các KCN tại Hải Phòng thấp, chưa đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, khả năng thu hút đầu tư của nhiều KCN còn thấp dẫn đến không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư xây dựng KCN, hiệu quả sử dụng đất tại các KCN chưa cao, diện tích đất công nghiệp được giải phóng mặt bằng và đã cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê của khu công nghiệp Tràng Duệ, Nam Cầu Kiền và VSIP mới chỉ đạt khoảng 130 ha, tỷ lệ lấp đầy dưới 30%.

iv) Cơ cấu đầu tư theo nội dung: đầu tư vẫn tập trung gần như tuyệt đối cho sự tích lũy vốn hữu hình (đầu tư cho tài sản vật chất luôn chiếm 99%), việc vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tăng cường đầu tư phát triển ngành công nghiệp tại thành phố Hải Phòng (Trang 50)