THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2006-
3.2.4 Giải pháp cụ thể nhằm huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư phục vụ các mục tiêu phát triển
vụ các mục tiêu phát triển
3.2.4.1 Giải pháp huy động vốn ngân sách
Tiếp tục kiến nghị với Trung ương tăng cường đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn Trung ương, xây dựng các cơ chế tăng nguồn thu ngân sách địa phương, đồng thời bồi dưỡng, phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền; tăng cường thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án; rà soát, kiểm kê tài sản thuộc sở hữu nhà nước, bán thanh lý các tài sản sử dụng kém hiệu quả để bổ sung cho đầu tư phát triển, đặc biệt là vốn đầu tư phát triển công nghiệp nhằm từng bước hoàn chỉnh hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp (hạ tầng giao thông, hạ tầng cảng biển, sân bay, hệ thống cấp điện, cấp nước...).
Tiếp tục áp dụng phương thức đầu tư từ ngân sách thành phố phát triển các cụm công nghiệp để di chuyển các doanh nghiệp nằm trong đô thị, khu dân cư; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ có mặt bằng sạch đầu tư với chi phí thấp; đồng thời xây dựng thí điểm một khu công nghiệp (có vị trí địa lý thuận lợi) từ nguồn vốn ngân sách thành phố hoặc vốn vay, góp phần giảm chi phí cho nhà đầu tư trong
và ngoài nước tạo lợi thế trong thu hút đầu tư phát triển đối với các nhóm ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ.
Hoàn thiện việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo các đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặc biệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin theo Quyết định số 2108/QĐ-TTg ngày 18-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ. Cần tích cực đẩy mạnh chương trình đổi mới DNNN, đặc biệt đẩy nhanh việc cổ phần hoá để thu hút nguồn vốn đầu tư mới từ xã hội thông qua thị trường chứng khoán. Thực hiện nghiêm túc việc định giá tài sản nhà nước trước khi cổ phần hóa nhằm tránh thất thóa lãng phí tài sản nhà nước.
Rà soát, sắp xếp các dự án đầu tư, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tăng cường quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
3.2.4.1 Giải pháp huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách
Sớm xây dựng và ban hành danh mục dự án cần huy động vốn đầu tư theo các hình thức BT, BOT, BTO, PPP để kêu gọi các nhà đầu tư có khả năng bỏ vốn vào thực hiện, trong đó ưu tiên các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp nhằm giảm bớt nhu cầu vốn đầu từ ngân sách.
Cần thay đổi tư duy coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý thành doanh nghiệp 1à đối tượng phục vụ. Trước khi ban hành chính sách mới cần thăm dò dư luận rộng rãi xem tác động đến doanh nghiệp như thế nào; tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân có cơ hội tiếp cận, đầu tư và các lĩnh vực liên quan đến cơ sở hạ tầng mà các DNNN đang độc quyền và đầu tư không hiệu quả.
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, mặt bằng giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được duyệt để tạo mặt bằng sạch, huy động nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động ở những địa bàn kinh tế khó khăn cần có cơ chế chính sách thật ổn định với mức độ khuyến khích cao, nhất là trong việc tiếp cận với đất đai, mặt bằng sản xuất, với các nguồn vốn.
Mở rộng quỹ tín dụng nhân dân để huy động tốt vốn nhàn rỗi; Đa dạng hoá hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn để tăng nguồn thu; Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng ngân hàng, bảo hiểm; phát triển thị trường vốn.