Nhu cầu vốn phát triển ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường đầu tư phát triển ngành công nghiệp tại thành phố Hải Phòng (Trang 74)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2006-

3.1.2 Nhu cầu vốn phát triển ngành công nghiệp

Với định hướng phát triển các ngành công nghiệp như trên thì nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp Hải Phòng cần huy động giai đoạn 2011-2020 là 141.033 tỷ đồng.

Bảng 3.1: Vốn đầu tư cho các chuyên ngành công nghiệp (tỷ đồng)

TT Hạng mục 2011-2015 2016-2020

A Sản xuất công nghiệp 43.300 26.685

1 Cơ khí, chế tạo 12.910,6 11.025

2 Luyện kim 2.250 2.300

3 Điện tử, điện lạnh, CNTT, viễn thông 8.745 7.300

4 Hoá chất, lọc hoá dầu 11.121 2.078

5 SX vật liệu xây dựng 5.148,3 462

6 Dệt may - da giầy 1.599,6 2.440

7 Chế biến NL, TS, thực phẩm 1.470,5 1.080

8 Công nghiệp khác 55 0

B Điện, nước, khí đốt 4713,7 80

Nguồn: Sở Công thương 3.1.3.2 Định hướng thu hút và phân bổ đầu tư giai đoạn 2011 - 2020

Đẩy mạnh việc huy động vốn đầu tư, khai thác triệt để mọi nguồn vốn trên cơ sở nguyên tắc vốn nước ngoài là quan trọng, vốn trong nước là quyết định.

Đối với khu vực kinh tế nhà nước

- Vốn ngân sách nhà nước: Vốn của Nhà nước tập trung cho hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN, giao thông, điện, nước, môi trường, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ, xúc tiến kêu gọi đầu tư, các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khác với mức dự kiến cần đầu tư là khoảng 2.115,5 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2020), tương đương 1,5%.

- Đối với vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đầu tư trọng điểm, tập trung đầu tư và các ngành, lĩnh vực then chốt, có tính đột phá làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành khác, đầu tư phát triển các sản phẩm công nghiệp quan trọng mà các thành phần kinh tế không có khả năng đầu tư hoặc không muốn đầu tư ( cơ khí chế tạo, sản xuất và phân phối điện, nước, sơ xợi... ). Trong giai đoạn tới cần đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư của các tập đoàn công nghiệp lớn của Việt Nam như: PetroVietam, Vinalines, Petrolimex… để kêu gọi đầu tư theo cách thức hợp tác song phương, dựa vào thế mạnh của từng tập đoàn. Dự kiến giai đoạn 2011-2020

nhu cầu vốn đầu tư cần thu hút từ khu vực này khoảng 15.850 tỷ đồng (chiếm 11,23% tổng vốn đầu tư huy động cho phát triển công nghiệp giai đoạn này).

Đổi mới cơ chế huy động vốn tín dụng nhà nước để khai tác tối đa các nguồn lực theo hướng đa dạng hóa đối tượng, hình thức, thời hạn, lãi suất vay cho phù hợp với diễn biến thị trường.

Khu vực kinh tế tư nhân

Nhận thức được vai trò ngày càng lớn của Kinh tế tư nhân (KTTN) trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm cho xã hội do đó cần tăng cường các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện để KTTN phát triển thành lực lượng mạnh, tạo động lực để khu vực kinh tế này có đóng góp bền vững, lâu dài cho sự phát triển công nghiệp thành phố. Cần khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp với nhiều ngành nghề đa dạng và nhiều trình độ công nghệ. Khi khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển ổn định và đạt được những thành tựu nhất định trên thị trường thì cần có quy hoạch và cần tăng cường quan hệ liên kết với các cơ sở công nghiệp lớn để từng bước đổi mới công nghệ và trở thành những mắt khâu trong hệ thống công nghiệp. Dự kiến sẽ huy động được khoảng 51.141 tỷ đồng (chiếm khoảng 36,27) cho phát triển ngành công nghiệp từ khu vực kinh tế tư nhân nếu như các chính sách khuyến khích của thành phố thực sự có hiệu quả.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Để có thể thu hút một cách hiệu quả vốn đầu tư của khu vực này trước tiên phải nhận thức đầy đủ và toàn diện về vai trò, thời cơ và yêu cầu mới của thu hút và quản lý nhà nước về các dự án FDI. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, mặt bằng giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được duyệt để tạo mặt bằng sạch, huy động nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, tập trung thu hút vốn vào các dự án công nghiệp điện tử, điện lạnh, tin học, công nghiệp hỗ trợ...phấn đấu thu hút được 71.927 tỷ đồng từ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó:Vốn FDI: Dự báo khả năng thu hút FDI khoảng 40.899 tỷ đồng, chiếm khoảng (29%), Vốn liên doanh: Dự kiến nguồn vốn liên doanh nước ngoài sẽ chiếm khoảng 22%, tương đương với khoảng 16.455,8 tỷ đồng

Hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí chế để tạo ra các sản phẩm đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ưu tiên cho đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có tầm cỡ trên thế giới nhằm tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến để mở lối thâm nhập vào thị trường thế giới.

Trong đó tập trung vào các đối tác chiến lược sau:

- Tại Nhật Bản: kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực: công nghệ cao, công nghiệp điện tử cao cấp, công nghiệp hỗ trợ, các dự án thứ phát đầu tư vào khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, khu công nghiệp chuyên sâu dành cho doanh nghiệp Nhật và các khu công nghiệp hiện có vào các khu, cụm công nghiệp.

- Tại Hàn Quốc: Kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp sản xuất các thiết bị siêu trường, siêu trọng, động cơ và linh kiện phục vụ đóng tàu biển, sản xuất container, cần trục, các khu công nghiệp hiện có vào các khu, cụm công nghiệp.

- Tại Mỹ: Kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất gia công cơ khí chính xác, cụm chi tiết phục vụ các ngành công nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp.

Một phần của tài liệu Tăng cường đầu tư phát triển ngành công nghiệp tại thành phố Hải Phòng (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w