Phân tích nhóm hệ số phản ánh cơ cấu tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 38)

Bảng 5: Một số chỉ tiêu chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Hệ số Tỉ lệ (%) Hệ số Tỉ lệ (%) 1.Nợ phải trả 25.931 22.108 16.069 -3.823 -14,74 -6.039 -27,32 2.Tổng nguồn vốn 35.035 31.356 24.781 -3.679 -10,50 -6.575 -20,97 3.Nguồn vốn chủ sở hữu 9.104 9.248 8.712 144 1,58 -536 -5,80 4.Tài sản dài hạn 7.866 7.414 6.105 -452 -5,75 -1.309 -17,66 5.Tài sản ngắn hạn 27.169 23.942 18.676 -3.227 -11,88 -5.266 -21,99 1.Hệ số nợ (1/2) 0,74 0,71 0,65 -0,04 -4,74 -0,06 -7,90 2.Hệ số đảm bảo nợ (3/1) 0,35 0,42 0,54 0,07 19,15 0,12 29,07 3.Tỷ suất tự tài trợ dài hạn (3/4) 1,16 1,25 1,43 0,09 7,77 0,18 14,61

4.Tỷ suất đầu tư

vào TSDH (4/2) 0,22 0,24 0,25 0,01 5,31 0,01 3,73

5.Tỷ suất đầu tư

vào TSNH (5/2) 0,78 0,76 0,75 -0,01 -1,54 -0,01 -1,15

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Nhận xét: Qua bảng 2.5 cho thấy

-Hệ số nợ là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn đi vay. Nếu như hệ số này càng cao thì tính độc lập của doanh nghiệp sẽ càng kém. Ta nhận thấy rằng trong năm 2012 cứ 1 đồng vốn công ty sử dụng có 0,73 đồng đi vay và đến năm 2013 giảm xuống là 0,71 đồng. Đến năm 2014 thì giảm xuống còn 0,65 đồng (giảm 7,9% so với năm 2013). Điều này cho

thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty đã tăng những vẫn còn rất thấp, bị lệ thuộc vào vốn vay.

-Hệ số đảm bảo nợ trong 3 năm qua có xu hướng tăng. Do hệ số nợ tăng giảm đi mà tỷ suất tự tài trợ tăng lên đã làm cho hệ số đảm bảo nợ của công ty tăng lên. Năm 2013, cứ 1 đồng vay nợ có 0,42 đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo trả nợ; năm 2014 tăng lên 0,54 đồng (tăng 29,07% so với năm 2013). Tuy hệ số đảm bảo nợ trong 3 năm qua tăng lên nhưng nhìn chung không cao. Điều này cho thấy khả năng an toàn trong đảm bảo nợ và uy tín với chủ nợ của công ty không quá thấp nhưng cũng không được cao.

-Tỷ suất tự tài trợ dài hạn cho biết số vốn CSH công ty dùng để trang bị cho TSDH là bao nhiêu. Thời điểm năm 2013, vốn CSH tài trợ được 1,25 giá trị TSDH; thời điểm năm 2014 là 1,43 (tăng 14,61%). Ta thấy tỷ suất này ở mức rất cao, điều này cho thấy TSDH được tài trợ một cách khá vững chắc bằng vốn dài hạn, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng dùng vốn chủ sở hữu tự trang bị tài sản dài hạn cho doanh nghiệp mình.

-Tỷ suất đầu tư vào TSDH ở thời điểm năm 2012 là 0,22; nghĩa là khi công ty sử dụng bình quân 1 đồng vốn vào kinh doanh thì dành ra 0,22 đồng đầu tư vào TSDH; Đến năm 2013 tỷ suất đầu tư vào TSDH đạt 0,24 (tăng 5,31% so với năm 2012); Năm 2014 đạt 0,25 (tăng 3,73% so với năm 2014). Tỷ suất đầu tư vào TSDH không cao chứng tỏ TSDH không đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.

-Tỷ suất đầu tư vào TSNH: Năm 2012 công ty sử dụng bình quan 1 đồng vốn kinh doanh thì dành 0,78 đồng đầu tư vào TSNH, năm 2013 và 2014 tỷ suất đầu tư vào TSNH có giảm đi nhưng không nhiều; năm 2014 tỷ suất này đạt 0,75 (giảm 1,15% so với năm 2013). Nhìn chung tỷ suất đầu tư vào TSNH khá cao, điều này cho thấy công ty chú trọng vào việc đầu tư TSNH hơn là TSDH.

Qua nhóm hệ số phản ánh cơ cấu tài chính ta thấy được khả năng độc lập về tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn còn thấp và công ty đang chú trọng việc đầu tư vào TSNH.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu lạng sơn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w