Bảng 4: Một số chỉ tiêu chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Hệ số Tỉ lệ (%) Hệ số Tỉ lệ (%) 1.Giá vốn hàng bán 36.328 69.820 39.294 33.492 92,19 -30.526 -43,72 2.Hàng tồn kho 9.569 2 0 -9.567 -99,98 -2 -100 3. Doanh thu 44.202 77.165 44.821 32.963 74,57 -32.344 -41,92
4.các khoản phải thu 16.361 19.728 15.751 3.367 20,58 -3.977 -20,16 5.Tài sản ngắn hạn 27.169 23.942 18.676 -3.227 -11,88 -5.266 -21,99 6.Tổng tài sản 35.035 31.356 24.781 -3.679 -10,50 -6.575 -20,97 7.Vòng quay hàng tồn kho (1/2) 3,80 34.910 - 34.906,2 919.449,1 - - 8.Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (360/7) 94,83 0,01 - -94,82 -99,99 - - 9.Vòng quay các khoản phải thu (3/4) 2,70 3,91 2,85 1,21 44,78 -1,07 -27,25 10.Kì thu tiền bình quân (360/9) 133,25 92,04 126,51 -41,21 -30,93 34,47 37,46 11.Vòng quay vốn lưu động (3/5) 1,63 3,22 2,40 1,60 98,10 -0,82 -25,54 12.Vòng quay tổng vốn (3/6) 1,26 2,46 1,81 1,2 95,06 -0,65 -26,504 (Nguồn: Tự tổng hợp)
Nhận xét: Qua bảng 2.4 cho thấy
-Vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Nhìn chung trong 3 năm qua, số vòng quay hàng tồn kho tăng giảm mạnh thất thường. Vào năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho là 3,8 vòng. Đến năm 2013 vòng quay hàng tồn kho đạt 34910 (tăng rất mạnh, tăng 919449,081% so với năm 2012, số lượng hàng tồn kho ngày càng ít). Đến năm 2014 thì vòng quay hàng tồn kho gần như bằng 0. Điều này cho thấy công ty bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng. Nhưng năm 2014, vòng quay hàng tồn kho gần như bằng không lại không phải thay đổi theo hướng tích cực nữa vì không đảm bảo được mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nguyên nhân là do công ty quyết định giảm mạnh lượng hàng tồn kho, tránh bị ứ đọng một lượng vốn lớn làm phát sinh chi phí lưu kho để tập trung vào những hướng kinh doanh khác.
-Do vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng đột biến dẫn tới số ngày của một vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh. Năm 2012 số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 94,83 ngày thì đến năm 2013 số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là 0,01 ngày
(tăng hẳn -99,99% so với năm 2012). Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh chứng tỏ hàng tồn kho giải phóng ngày càng nhanh, không bị ứ động vốn.
-Số vòng quay các khoản phải thu năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 2,7; 3,91; 2,85. Điều này cho thấy vòng quay khoản phải thu trong 3 năm qua thay đổi tăng giảm thất thường. Con số này cho biết tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của công ty, năm 2012 công ty có 2,7 lần thu được các khoản phải thu; năm 2013 có 3,91 lần. Đến năm 2014 thì lại chỉ có 2,85 lần thu được các khoản phải thu, đã giảm đi 27,25% so với năm 2013. Tóm lại, số vòng quay các khoản phải thu của công ty tương đối thấp, năm sau lại giảm so với năm trước, số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu quá dài và tăng lên ở năm tiếp theo chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn, kho thu hồi nợ, hiệu quả của việc thu hồi nợ thấp. Hệ số này giảm cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà công ty áp dụng với các bạn hàng giảm so với năm 2013. Doanh nghiệp gặp khó khăn với việc thu nợ từ một số khách hàng. Điều này là không tốt với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó hiệu quả sử dụng vốn không được cao.
-Do vòng quay khoản phải thu trong 3 năm qua biến động, nên kì thu tiền bình quân của công ty cũng tăng giảm theo. Số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu năm 2012 là 133,25 ngày; năm 2013 là 92,04 ngày (giảm 30,93% so với năm 2012); năm 2014 là 126,51 (tăng 37,46% so với năm 2013). Vào năm 2014, kì thu tiền bình quân tăng lên phản ánh công tác thu hồi nợ của công ty là chưa tốt. Nguyên nhân là do chính sách bán hàng và cung cấp dịch vụ, thu hút khách hàng tiềm năng cũng như chính sách thanh toán mà công ty đang áp dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
-Năm 2012 số vòng quay vốn lưu động là 1,63 vòng tức là 1 đồng vốn lưu động bình quân được bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu về được 1,63 đồng doanh thu. Năm 2013 cứ bỏ ra 1 đồng vốn lưu động bình quân vào quá trình sản xuất kinh doanh thì thu được 3,22 đồng doanh thu (tăng 98,1% so với năm 2012). Đến năm 2014 thì số vòng quay vốn lưu động lại giảm xuống 2,4 (giảm 25,54% so với năm 2013). Ta thấy vòng quay vốn lưu động thay đổi thất thường, từ năm 2014 có xu hướng giảm đi. Năm 2014 cho thấy việc sử dụng vốn lưu động bình quân kém hiệu quả hơn năm trước. -Vòng quay tổng vốn là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong kì. Vòng quay tổng tài sản phụ thuộc vào doanh thu và vốn sử dụng. Hệ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn càng có hiệu quả. Năm 2013, vòng quay tổng vốn đạt 2,461 (tăng 95,056% so với năm 2012) nhưng đến năm 2014 lại giảm xuống còn 1,81 (giảm -26,504% so với năm 2013). Điều này cho thấy tình hình sử dụng vốn của công ty còn chưa ổn định và hiểu quả lắm.
Nhìn chung, qua phân tích các hệ số như trên ta thấy được công ty sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh chưa tốt lắm. Kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng lên
chứng tỏ chính sách quản lý các khoản phải thu của công ty là chưa cao, khả năng thu hồi vốn chậm, công ty bị chiếm dụng vốn trong thanh toán. Công ty cần phải tìm biện pháp cải thiện các chỉ số trên, tìm kiếm nhiều khách hàng hơn nữa, tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu.