- Việc làm ổn định Người 3600 3600 3800 3900 3900 Làm việc tạm thời Người 1500 1600 1400 1300
b) Dự án xây dựng đường Hạp Lĩnh Khắc Niệm thành phố Bắc Ninh
* Các văn bản pháp lý có liên quan đến dự án
- Căn cứ Luật đất đai năm 2003; Nghịđịnh số 197/NĐ-CP ngày 03/12/2004; số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
- Căn cứ các Quyết định: số 172/2009/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009; số 07/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2008; số 26/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2007; số 1132/2005/QĐ-CT ngày 28 tháng 8 năm 2008 và số 171/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày 02/7/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh;
- Căn cứ Quyết định số 1291/QĐ-UBND ngày 09/7/2010 về việc thu hồi đất nông nghiệp, đất ở của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng đường Hạp Lĩnh – Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh.
- Căn cứ Quyết định số 917/QĐ-UBND ngày 21/7/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thu hồi và giao đất cho Ban quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh để xây dựng đường Hạp Lĩnh - Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh;
58
3.2.2.3. Trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và thể hiện qua các bước sau:
Bước 1. Thông báo chủ truơng thu hồi đất: UBND tỉnh thông báo hoặc ủy quyền cho UBND thành phố thông báo chủ trương thu hồi đất.
Bước 2. Khảo sát lập dự án đầu tư: Chủđầu tư tiến hành khảo sát, đo đạc lập bản đồ khu vực dự án và trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, thu hồi đất và lập phương án bồi thường tổng thể, hỗ trợ, tái định cư.
Bước 3. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC (do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC hoặc Tổ chức phát triển quỹđất cấp huyện (thành phố) thực hiện):
- Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm: Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất; Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại; Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội; Số tiền bồi thường, hỗ trợ; Việc bố trí tái định cư; Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư; Việc di dời mồ mả.
- Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trong vòng 20 ngày) tại trụ sở UBND cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến.
- Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau khi hết thời hạn niêm yết và xử lý các ý kiến đóng góp.
Bước 4. Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất: do cơ quan tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện.
Bước 5. Ra Quyết định thu hồi đất:
- UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cưở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
59
- UBND cấp huyện (thành phố) quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của một cấp thì việc thu hồi đất được thực hiện trong cùng một quyết định.
Bước 6. Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđối với trường hợp thu hồi đất liên quan từ hai huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện (thành phố thuộc tỉnh) phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđối với trường hợp thu hồi đất chỉ liên quan đến một đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố).
Bước 7. Công bố công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC.
Bước 8. Chi trả bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư: do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC hoặc Tổ chức phát triển quỹđất cấp huyện (thành phố) thực hiện.
Bước 9. Lập hồ sơ giao đất và bàn giao đất đã bị thu hồi: Thẩm quyền giao đất do UBND tỉnh ra Quyết định giao đất và uỷ quyền cho Hội đồng GPMB cấp huyện (thành phố) bàn giao đất tại thực địa cho chủđầu tư.
Bước 10: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có).
Bước 11: Giải quyết khiếu nại đối với Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc Quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
3.3.2.4. Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
* Quy định chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án:
1. Trường hợp sử dụng đất do mua lại của người khác thuộc diện đủđiều kiện bồi thường nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vềđất đai đối với nhà nước theo quy định của pháp luật thì hộđó phải nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định.
2. Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp là đất ở:
- Trường hợp diện tích đất ở còn lại của người sử dụng đất sau khi Nhà nước thu hồi mà tiếp giáp với đường giao thông có mặt cắt ngang (kích thước bề mặt) lớn
60
hơn hoặc bằng 20 m, đồng thời diện tích đất ở còn lại nhỏ hơn 45m2 hoặc chiều sâu của lô đất ở còn lại nhỏ hơn 05 m thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi hết phần diện tích còn lại và thực hiện bồi thường theo quy định.
- Trường hợp diện tích đất ở còn lại của người sử dụng đất sau khi Nhà nước thu hồi mà tiếp giáp với đường giao thông có mặt cắt ngang (kích thước bề mặt) nhỏ hơn 20 m, đồng thời diện tích đất ở còn lại nhỏ hơn 36 m2 hoặc chiều sâu của lô đất ở còn lại nhỏ hơn 04m thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi hết phần diện tích còn lại và thực hiện bồi thường theo quy định.
3. Phương án bố trí tái định cư:
- Diện tích đất bồi thường bằng giao đất ở mới cho người có đất bị thu hồi cao nhất bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương là 180 m2; trường hợp đất ở bị thu hồi có diện tích lớn hơn hạn mức giao đất ở thì UBND tỉnh căn cứ vào quỹđất của địa phương và số nhân khẩu của hộ gia đình bị thu hồi đất, xem xét, quyết định giao thêm một phần diện tích đất ở cho người bị thu hồi đất, nhưng không vượt quá diện tích của đất bị thu hồi. Diện tích đất để xây dựng nhà ở trong khu TĐC được thực hiện theo nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được TĐC:
+ Khu vực đô thị (phường, thị trấn): Một lô đất tái định cư tối thiểu có diện tích không nhỏ hơn 60 m2; chiều rộng lô đất không nhỏ hơn 4,0 m;
+ Đối với khu vực nông thôn: Một lô đất tái định cư tối thiểu có diện tích không nhỏ hơn 80 m2; chiều rộng lô đất không nhỏ hơn 4,0 m;
- Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủđiều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất bị thu hồi thì được giao mỗi cặp vợ chồng hoặc mỗi hộ gia đình 01 suất đất tái định cư tối thiểu.
* Đơn giá hỗ trợ, bồi thường khi thu hồi đất:
Quyết định số 157/2010/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc quy định đơn giá bồi thường cây trồng, thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2009).
61