Nhận xét về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu Đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án khu nhà ở k15 và dự án xây dựng đường hạp lĩnh khắc niệm trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 32)

b. Bồi thường về đất

1.3.4. Nhận xét về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

hi đất

Ở nước ta, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế. Quan tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất, Nghịđịnh 197/2004/NĐ-CP sau một thời gian thực hiện, đặc biệt là sau sự ra đời của Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã thể hiện được tính khả thi và vai trò tích cực của các văn bản pháp luật. Vì thế, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khá khả quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất: Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận bồi thường, hỗ trợ cũng thấy thỏa đáng.

Thứ hai: Mức bồi thường, hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợđã được bổ sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định vềđời sống và sản xuất.

Thứ ba: Việc bổ sung quy định về quyền tự thỏa thuận của các nhà đầu tư cần đất với người sử dụng đất đã góp phần giảm sức ép cho các cơ quan hành chính trong việc thu hồi đất.

Thứ tư: Trình tự thủ tục tiến hành bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđã giải quyết được nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác bồi thường, tái định cưđạt hiệu quả.

Thứ năm: Các địa phương bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật đất đai năm 2003, các Nghịđịnh hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sựđịnh hướng chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ sáu: Nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như tính chất phức tạp của vấn đề thu hồi đất, tái định cư của các nhà quản lý, hoạch định chính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 sách, của chính quyền địa phương được nâng lên. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có năng lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; Sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.

Nhờ những cải thiện về quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, về năng lực cán bộ thực thi GPMB, tiến độ GPMB trong các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác động tiêu cực đối với người dân cũng như đối với dự án. Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho người dân có đất bị thu hồi.

Bên cạnh đó, cơ chế thực hiện việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế theo quy định của pháp luật vềđất đai hiện hành có nhiều nhược điểm:

Một là, vấn đề xác định giá đất để tính bồi thường cho người bị thu hồi đất chưa được quy định theo một chuẩn mực nhất quán; có nhiều quyết định của UBND về giá đất để tính bồi thường còn thiếu cơ sở; nói chung, người bị thu hồi đất nông nghiệp thường chịu thiệt thòi, người bị thu hồi đất phi nông nghiệp thường được lợi.

Hai là, việc thu hồi đất được tiến hành theo dự án, công trình đã được phê duyệt cho nên người bị thu hồi đất lại coi đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưđất phi nông nghiệp theo dự án đang triển khai.

Ba là, nhà đầu tư dự án, công trình phải làm việc với rất nhiều đối tác để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; nhiều trường hợp phải làm việc với UBND của cả ba cấp tỉnh, huyện và xã, làm việc với ban bồi thường giải phóng mặt bằng, làm việc với những người có đất bị thu hồi; không ít trường hợp phải chi phí đóng góp thêm cho địa phương, chi thêm ngoài phương án cho người có đất bị thu hồi...

Bốn là, thu hồi đất nhưng không ưu tiên trả bằng đất mà thường trả bằng tiền, những trường hợp phải tái định cư cho người bị thu hồi đất ởđối với các dự án

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 lớn chưa được giải quyết thỏa đáng, điều kiện khu tái định cư không bằng khu dân cư có đất bị thu hồi.

Năm là, không bảo đảm công bằng trong những người sử dụng đất chung quanh dự án, công trình đang triển khai (đặc biệt là các dự án, công trình mở rộng đường giao thông thuộc khu dân cư); có người đang sử dụng đất ở vị trí thuận lợi (thí dụ giáp mặt đường) nay bị thu hồi toàn bộ đất phải tái định cư ở nơi khác, có người đang sử dụng đất ở vị trí không thuận lợi nay ngẫu nhiên được ở vị trí thuận lợi và đương nhiên nhận được giá trị tăng thêm của quyền sử dụng đất do dự án, công trình đó mang lại.

Sáu là, Nhà nước không chỉ thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình lớn để phát triển kinh tế phục vụ lợi ích quốc gia mà thực hiện thu hồi đất cho cả những dự án nhỏ, lẻ phục vụ thuần túy cho lợi ích kinh tế của doanh nghiệp; việc thu hồi đất cho các dự án loại nhỏ, lẻ này dễ gây cho người có đất bị thu hồi ấn tượng Nhà nước lấy quyền lợi của người này trao cho người khác.

Bảy là, việc Nhà nước trực tiếp thu hồi đất cho mọi dự án, công trình còn mang nặng cơ chế bao cấp cho nên nhà quy hoạch không đưa yếu tố kinh tế vào bài toán quy hoạch phát triển của mình; nhiều dự án, công trình vẫn được triển khai khi kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm tới 80% giá trị của dự án, công trình (Đặng Hùng Võ, 2004).

Luật Đất đai năm 2003 đã giải quyết được các nhược điểm của cơ chế khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ phát triển kinh tế đã được phân tích kỹ và tìm ra giải pháp để khắc phục. Những giải pháp này được thể hiện thành những quy định khung trong luật và sẽ được chi tiết hóa trong các nghị định hướng dẫn thi hành luật. Những quy định này tạo nên cơ chế Nhà nước thu hồi đất có nhiều đổi mới.

Một là, giá đất do Nhà nước quy định bảo đảm nguyên tắc: sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau; đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau (Ðiều 56); giá trị bồi thường cho người có đất bị thu hồi được tính theo giá đất do Nhà nước quy định theo các nguyên tắc trên tạo nên tính nhất quán về mặt giá trị.

Hai là, Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt (Ðiều 39); việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng theo dự án, công trình sẽđược hạn chế dần mà thay chủ yếu bằng cơ chế thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố; như vậy không thể coi đất nông nghiệp là đất phi nông nghiệp theo dự án.

Ba là, Nhà nước quyết định thu hồi đất và giao đất cho tổ chức phát triển quỹ đất do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư; Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tưđể thực hiện dự án đối với các trường hợp đã có dự án đầu tưđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt (Ðiều 41); đối với các trường hợp đã có dự án đầu tư thì Nghịđịnh hướng dẫn thi hành Luật đất đai sẽ phải quy định thêm là nhà đầu tư chỉ phải làm việc với UBND cấp có thẩm quyền giao đất cho nhà đầu tư và UBND các cấp không được thu thêm bất cứ khoản kinh phí nào ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi; như vậy nhà đầu tư chỉ phải làm việc hoặc với tổ chức phát triển quỹđất hoặc với UBND cấp có thẩm quyền giao đất.

Bốn là, người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗở; khu tái định cưđược quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; Trường hợp không có khu tái định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ởđối với khu vực nông thôn (Ðiều 42); như vậy việc bồi thường trước hết phải bằng đất, người bị thu hồi đất ở phải được giải quyết bằng khu tái định cư có điều kiện tốt hơn nơi ở cũ.

Năm là, đất cho các dự án chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn phải được phân bổđồng bộ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho toàn khu vực, bao gồm đất sử dụng để xây dựng kết cấu hạ tầng, đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh (Ðiều 86); Như vậy thu hồi đất để thực hiện dự án chỉnh trang không chỉ có đất làm công trình hạ tầng mà bao gồm cảđất liền kề công trình để một mặt tạo cảnh quan khu dân cư hiện đại, mặt khác tạo công bằng xã hội giữa những người có đất bị thu hồi.

Sáu là, Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ; Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất (Ðiều 40); Các dự án lớn ởđây được hiểu là các dự án mang lại lợi ích kinh tế quốc gia, thuộc các lĩnh vực được xác định trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của địa phương; Đối với các dự án nhỏ, lẻ không thuộc phạm vi dự án lớn do Chính phủ quy định thì Nhà nước không thu hồi đất, các doanh nghiệp chủđộng tìm quỹđất phù hợp cho bài toán đầu tư của mình thông qua việc chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn của người đang sử dụng đất; Nếu không tìm được quỹ đất phù hợp thì có thể sử dụng mặt bằng trong các khu công nghiệp tập trung (Đặng Hùng Võ, 2004).

Một phần của tài liệu Đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án khu nhà ở k15 và dự án xây dựng đường hạp lĩnh khắc niệm trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)