3. BỐ CỤC KHÓA LUẬN
3.3.6. Chƣơng trình quản lý dựa vào cộng đồng
Diện tích rừng phòng hộ của thành phố Đà Nẵng đã đƣợc giao cho từng địa phƣơng cụ thể, tuy nhiên công tác quản lý chƣa đƣợc tốt, không đem lại hiệu quả cao, vậy nên cần có một giải pháp quản lý rừng phòng hộ mới phù hợp hơn.
Quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) đang trở thành một trong những phƣơng thức quản lý rừng phổ biến ở Việt Nam. Luật đất đai 2003 và Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 ra đời đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho quản lý rừng cộng đồng thông qua hình thức giao rừng cho cộng đồng dân cƣ thôn. Lúc này cộng đồng đƣợc xem là một chủ rừng thực sự, họ đƣợc xác lập quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, thiết lập quyền lợi, nghĩa vụ và cơ chế hƣởng lợi rõ ràng [5]. Sự hình thành và phát triển phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng đòi hỏi những thay đổi và bổ sung về các mặt thể chế, tổ chức, tài chính và kỹ thuật. Vì vậy cần có những hoạt động thử nghiệm để đúc rút kinh nghiệm cho việc phát triển quản lý rừng cộng đồng – Một phƣơng thức quản lý rừng mới.
Với diện tích 32 ha đất trống của quận Ngũ Hành Sơn đã đƣợc thiết kế trồng mới rừng phòng hộ, công tác quản lý rừng sẽ đƣợc giao lại cho cộng đồng địa phƣơng.
Cách thức tổ chức và hoạt động của cộng đồng địa phƣơng là a) Về tính pháp lý
Cộng đồng dân cƣ có các văn bản pháp luật hƣớng dẫn trong quá trình giao và quản lý bảo vệ đầy đủ và rõ ràng nhất. Cộng đồng có đủ tính pháp lý : giấy giao rừng, giấy sử dụng rừng, ngoài ra còn có các văn bản hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ rừng, các quyết định thành lập quỹ quản lý bảo vệ rừng .
b) Về cấu trúc
Rừng giao cho cộng đồng, đứng đầu là BQL rừng do dân bầu, bao gồm tổ trƣởng, tổ phó và đại diện các đoàn thể. Rừng giao cho nhóm hộ, mỗi nhóm hộ có ranh giới rừng riêng và tự quản lý bảo vệ trên diện tích của nhóm hộ mình. Các nhóm hộ này tuy hoạt động độc lập nhƣng vẫn chịu sự quản lý của BQL và có sự hỗ trợ giữa các nhóm khi cần thiết . Ngoài ra còn có các bên liên quan đến quản lý rừng cộng đồng: UBND tỉnh, huyện, xã và các phòng ban liên quan có vai trò hƣớng dẫn, chỉ đạo và giám sát công tác quản lý bảo vệ rừng [14].
c) Triển khai và lập kế hoạch hàng năm, từng giai đoạn.
- Xác định mục tiêu chung về quản lý toàn bộ rừng của cộng đồng.
- Xác định mục đích cụ thể cho từng lô rừng và các biện pháp tác động. Công việc này đƣợc tiến hành với sự tham gia thảo luận của cộng đồng.
- Dựa vào kết quả phân tích, lập kế hoạch hàng năm và ghi vào biểu thể hiện các hoạt động cho từng lô
- Lập kế hoạch khai thác rừng theo hƣớng điều tiết rừng về cấu trúc chuẩn là cơ sở bảo đảm quản lý rừng bền vững.
- Căn cứ để lập kế hoạch đối với khai thác là dựa vào khả năng của rừng và nhu cầu gỗ, lâm sản của cộng đồng còn các kế hoạch lâm sinh khác phải dựa vào năng lực của cộng đồng và các nguồn lực hỗ trợ đầu tƣ khác (từ Nhà nƣớc, từ các dự án nƣớc ngoài, từ nguồn vốn có khả năng vay...)
d) Quản lý kế hoạch đã đề ra.
- Kế hoạch đƣợc xây dựng và trình UBND phƣờng.
- UBND phƣờng tổng hợp khối lƣợng theo kế hoạch qua các năm, sau đó trình lên cấp cao hơn để xem xét, phê duyệt.
- Sau khi đƣợc phê duyệt, cộng đồng tổ chức thực hiện, phƣờng chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hàng năm. Các cơ quan có liên quan khác kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo chức năng đƣợc giao và theo quy định của pháp luật.
e) Quá trình chăm sóc và bảo vệ Yếu tố kỹ thuật trồng và chăm sóc.
- Điều chỉnh và tạo tổ thành hợp lý cho rừng hỗn loài ở từng giai đoạn nuôi dƣỡng.
- Loại trừ cây phẩm chất xấu, cây sâu bệnh, cây chèn ép.
- Điều chỉnh và tạo mật độ hợp lý cho từng giai đoạn tuổi để rừng đạt năng suất và có giá trị thƣơng phẩm cao.
- Rút ngắn chu kỳ kinh doanh với điều kiện không ảnh hƣởng nhiều đến năng suất cuối cùng.
- Tận dụng đƣợc sản phẩm trung gian và bảo đảm đƣợc yêu cầu sử dụng đất bền vững.
- Số lần chặt : 1 lần đối với kinh doanh gỗ nhỏ, 2-3 lần đối với kinh doanh gỗ lớn. - Cƣờng độ tỉa thƣa không quá 30% trong 1 lần tỉa.
- Chặt loại bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây già cỗi, cây cụt ngọn, cây mọc quá dầy, cây không có giá trị kinh tế, cây chèn ép cây mục đích.
Bảo vệ chống ngƣời phá hoại
- Thiết lập hệ thống biển báo về chống chặt phá rừng; pa nô, áp phích tuyên truyền, giáo dục.
- Xây dựng quy chế bảo vệ rừng và phổ biến cho mọi thành viên trong cộng đồng. - Tổ chức lực lƣợng bảo vệ, tuần tra, canh gác.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng Bảo vệ phòng cháy, chữa cháy rừng
- Xây dựng đƣờng băng cản lửa, kênh mƣơng ngăn lửa - Bố trí hệ thống chòi canh lửa
- Xây dựng quy chế phòng cháy, chữa cháy rừng và phổ biến trong cộng đồng. - Xây dựng các biển báo về phòng cháy, chữa cháy rừng; pa nô, áp phích tuyên truyền giáo dục.
- Tổ chức lực lƣợng quan sát, theo dõi, tuần tra canh gác trong những ngày trọng điểm trong mùa khô.
- Tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng về phòng cháy, chữa cháy rừng. - Tổ chức lực lƣợng chữa cháy khi có cháy rừng.
- Các nội dung về phòng cháy, chữa cháy rừng đƣợc làm kết hợp với bảo vệ chống ngƣời chặt phá (xây dựng quy chế, biển báo, pa nô, áp phích, xây dựng quy chế, tuyên truyền giáo dục).
f) Đánh giá tính hiệu quả
Cung cấp các thông tin, kết quả, tác động về đầy đủ các mặt kinh tế, xã hội và môi trƣởng của việc thực hiện mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng trong vòng các năm. Bao gồm sự thay đổi diện tích, chất lƣợng, cấu trúc, môi trƣờng rừng; quan trọng hơn là năng lực quản lý của cộng đồng, vai trò ý nghĩa của quản lý cộng đồng đối với sinh kế hộ và phát triển quỹ quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.
Từ đó bắt đầu đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo để thực hiện quản lý tốt hơn và mở rộng ở các địa phƣơng, khu vực khác.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ