Đặc điểm sinh trƣởng rừng phòng hộ ven biển thành phố đà nẵng

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng phõng hộ ven biển thành phố đà nẵng (Trang 30)

3. BỐ CỤC KHÓA LUẬN

3.1.2.Đặc điểm sinh trƣởng rừng phòng hộ ven biển thành phố đà nẵng

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có các dải rừng phi lao phòng hộ ven biển với độ tuổi khác nhau do đƣợc đƣợc trồng và chăm sóc từ năm 2008 đến nay. Theo HSTK trồng rừng phi lao phòng hộ ven biển đã đƣợc phê duyệt bởi SNN & PTNT Đà Nẵng, các chỉ tiêu ban đầu của cây giống trƣớc khi đƣợc đem đi trồng là Hvn (m) = 1 – 1.5; Doo (cm) = 0.8 – 1.2 với mật độ (N) = 6.667 cây/ha.

Số liệu đƣợc công bố về các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây phi lao trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2013 đƣợc thể hiện ở bảng sau :

Bảng 3. 3: Đặc điểm sinh trƣởng rừng phi lao ven biển Đà Nẵng qua các năm Năm tuổi Chỉ tiêu 1 (2013) 2 (2012) 4 (2010) 6 (2008) N(cây)/ha 5.900 5.200 2.100 2.500 Hvn (m) 1.8 2.2 5,7 9.6 VH% 7.99 7.73 19.81 11.67 D1.3 (cm) 1.2 2.6 6.7 9.9 VD% 8.52 17.22 16.59 12.19 Dt (m) 0 1 2.7 3.2 VDt% 0 18.11 20.17 16.31

Rừng hơn 1 năm tuổi (2013) mới đƣợc trồng ởphƣờng Hòa Hiệp Nam, có mật độ cây là 5.900 cây/ha, có TLS tốt đạt (88.5%) so với mật độ ban đầu , chiều cao trung bình (1.8 m), đƣờng kính gốc (1.2 cm). Đối với hệ số biến động của hai chỉ tiêu trên tƣơng đối thấp, chứng tỏ quần thể sinh trƣởng khá là đồng đều ở những năm đầu.

Rừng hơn 2 năm tuổi (2012) hiện có phƣờng Hòa Khánh Bắc, với nền địa hình thuận lợi, mật độ 5.200 cây/ha, đạt TLS cao đạt 80% so với ban đầu, chiều cao 2.2 m và đƣờng kính gốc 2.6 cm.Tuy độ biến động chiều cao (7.73%) ít có sự chênh lệch đáng kể nhƣng độ biến động đƣờng kính gốc lớn (17.22%) cho thấy quần thể bắt đầu có sự chênh lệch. Những cây vƣợt trội bắt đầu cạnh tranh lấn lƣớt các cây xung quanh về các yếu tố nhƣ dinh dƣỡng, ánh sáng...

Rừng hơn 4 năm tuổi (2010), hiện chỉ còn lại ở 4 khu vực đó là: Phƣờng Hòa Hiệp Bắc và phƣờng Hòa Hiệp Nam; phƣờng Xuân Hà; phƣờng Thọ Quang. Các thông số về chỉ tiêu sinh trƣởng ở đây chỉ ở mức trung bình, thấp. Mật độ trung bình chỉ khoảng 2.100 cây/ha, đạt TLS trung bình của toàn khu vực 32%, trong đó TLS thấp nhất (5%) thuộc phƣờng Thọ Quang, TLS trung bình thuộc phƣờng Xuân Hà (30%), TKS cao nhất (61%) thuộc ven biển quận Liên Chiểu. Ngoài ra sự biến động chiều cao (19.81%) và đƣờng kính (16.59%) trong quần thể phi lao ven biển là rất lớn, chứng tỏ có sự chênh lệch đáng kể tại ba địa điểm trên.

Rừng hơn 6 năm tuổi (2008) thuộc phƣờng Hòa Hiệp Nam hiện nay sinh trƣởng tƣơng đối tốt, mật độ hiện còn khoảng 2.500 cây/ha với TKS là 38%, chiều cao trung bình 9.6 m, đƣờng kính trung bình 9.9 cm. Biến động về chiều cao (11.67%), đƣờng kính (12.19%) trong quần thể thấp, chứng tỏ quần thể phi lao ở đây đang ở mức ổn đinh, sự biến động về các chỉ tiêu ở mức vừa phải, phù hợp.

Nhìn chung, sự sinh trƣởng của rừng phi lao phòng hộ ven biển không đồng đều giữa các khu vực trồng, mật độ cây trồng giảm dần qua các năm chứng tỏ có nhiều nguyên nhân làm suy giảm về cả chất lƣợng và số lƣợng của rừng phi lao phòng hộ ven biển. Vậy cần phải tìm hiểu những nguyên nhân và từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm cải thiện rừng phi lao phòng hộ ven biển Đà Nẵng hiện nay.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng phõng hộ ven biển thành phố đà nẵng (Trang 30)