3. BỐ CỤC KHÓA LUẬN
3.2. NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ
Theo ý kiến của một số chuyên gia các nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của rừng phòng hộ ven biển bao gồm : Địa hình, thời tiết, sâu bệnh, kỹ thuật trồng chăm sóc và công tác quản lý.
Để tìm hiểu những nguyên nhân làm suy giảm rừng phòng hộ ven biển thành phố Đà Nẵng, đề tài đã sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn ngƣời dân thuộc 4 quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn dựa vào bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả phỏng vấn của 75 phiếu khảo sát cho thấy đa số ( 88%) họ hiểu biết rõ và nhận thức đƣợc tầm quan trọng của rừng phòng hộ ven biển, và chỉ có ít (12%) cho rằng rừng phòng hộ ven biển không thật sự quan trọng hoặc không quan tâm đến.
Công tác trồng và chăm sóc rừng phòng hộ ven biển đƣợc đánh giá chung là tƣơng đối tốt, tuân thủ và đảm bảo những yêu cầu của “Hồ sơ thiết kế trồng rừng, chăm sóc rừng đã phê duyệt từ 2007 đến 2012” và “Cẩm Nang Ngành Lâm Nghiệp - chương Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển”. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu gần đây thì kỹ thuật trồng và chăm sóc có bộc lộ một số thiếu sót nhƣng đã có những giải pháp đƣợc đề ra nhằm thay thế và khắc phục, góp phần nâng cao chất lƣợng trồng và chăm sóc.
Nhóm nguyên nhân về sâu bệnh gây hại trên cây phi lao đƣợc biết đến là sâu đục thân phi lao (Zeuzera casarina) , Rệp sáp hại phi lao (Icerua purchasi Maslcell) và bệnhchết khô dộp lụi cây phi lao (Pseudomonas solanacearum Smith.) [3]. Tuy nhiên, đối với cây phi lao trồng thành rừng phòng hộ ven biển thành phố Đà Nẵng thì sâu bệnh gây hại ít xảy ra và hậu quả đem lại không đáng kể, cho nên đây là yếu tố đƣợc xem là ít ảnh hƣởng đến sự suy giảm của rừng phòng hộ ven biển.
Với kết quả phỏng vấn thu thập đƣợc, thì 2 nguyên nhân chính làm suy giảm rừng phòng hộ ven biển thành phố Đà Nẵng là địa hình và thời tiết. Kết quả đánh giá đƣợc thể hiện trong bảng sau :
Bảng 3. 4: Đánh giá về điều kiện sinh trƣởng và phát triển của rừng phòng hộ ven biển.
Khu vực
Địa hình (%) Thời tiết (%)
Tốt Bình thƣờng Xấu Tốt Bình thƣờng Xấu Liên Chiểu 79 9 12 20 46 34 Thanh Khê 23 17 60 17 44 39 Sơn Trà 34 21 45 13 39 48 Ngũ Hành Sơn 74 18 8 54 27 19
Khu vực quận Thanh Khê và Sơn Trà đƣợc xem là nơi không phù hợp với diện tích, chiều dài ít, độ dốc bãi cát thấp và thƣờng xuyên chịu tác động của hiện tƣợng xói lở, xâm thực do bão và áp thấp diễn ra hàng năm. Còn lại đa số (79%) cho rằng khu vực quận Liên Chiểu phù hợp và (74%) khu vực Ngũ Hành Sơn là nơi có đia hình thích hợp cho phát triển rừng phòng hộ vì đây là những khu vực có diện tích, chiều dài và độ dốc lớn, ít chịu tác động bởi triều cƣờng và xâm thực.. nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật tái sinh phát triển.
Nhìn chung, kết quả đánh giá về điều kiện thời tiết ở cả 3 khu vực đều tập trung vào chất lƣợng bình thƣờng và xấu, chỉ có duy nhất khu vực Ngũ Hành Sơn đƣợc cho là nơi có điều kiện thời tiết tốt nhƣng cũng không cao (54%). Trong những năm gần đây, tình hình thiên tai diễn ra ngày càng phức tạp và bất thƣờng hơn có thể kể đến đó là bão và áp thấp nhiệt đới. Không chỉ gây ra gió mạnh trực tiếp tàn phá cây cối, nhà cửa, công trình, cơ sở hạ tầng…mà còn kèm sóng cao, nƣớc biển dâng, gây mƣa lớn xảy ra trên diện rộng gây ra lũ lụt, sạt lở đất…làm thiệt hại về ngƣời và của cải cho khu vực [7].
Bảng 3. 5: Ảnh hƣởng của các yếu tố đến khu vực nghiên cứu
Khu vực
Địa hình Thời tiết Sạt lở,
cuốn trôi Triều cƣờng Hạn hán Suong muối
Bão, áp thấp Liên Chiểu ++ ++ ++ ++ ++ Thanh Khê +++ ++ ++ +++ +++ Sơn Trà +++ +++ + +++ +++ Ngũ Hành Sơn + + +++ ++ ++ (Chú thích : +++ tác động lớn , ++ tác động vừa, + ít tác động )
Cuộc khảo sát còn tiến hành đánh giá tác động của các yếu tố đến khu vực nghiên cứu. Tại khu vực Sơn Trà và Thanh Khê, nơi đây thƣờng chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên. Địa hình thƣờng xuyên bị sạt lở cuốn trôi, tuy đã đƣợc xây dựng hệ thống đê kè bờ biển dài hàng trăm mét, trải dài gần đƣờng Trƣờng Sa, Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp..nhƣng hệ thống đê kè ở đây chƣa tốt. Hệ thống kè chƣa chắc chắn, móng chƣa đủ đột sâu, bờ thành thì chƣa đủ cao..hậu quả là trong năm 2013, cơn bão Natri đã tàn phá hàng ngàn mét bờ kè, tuy nhiên đến nay thì vẫn chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ khắc phục[24].
Khu vực Liên Chiểu đƣợc đánh giá là nơi có địa hình tốt, phù hợp cho việc trồng mới rừng phòng hộ ven biển, tuy nhiên gần đây thƣờng hay xảy ra hiện tƣợng sạt lở, xâm thực từ biển. Cụ thể ở phƣờng Hòa Hiệp Bắc, bị xâm thực rất lớn với khoảng 600m, nơi ăn sâu vào nhất là 120m và ảnh hƣởng trực tiếp đến 60 hộ dân tại địa phƣơng. Tuy đã đƣợc UBND thành phố quan tâm xin đầu tƣ từ Trung ƣơng với 41,5 tỷ đồng cho việc xây dựng bờ kè mới, nhƣng hiện nay dự án vẫn chƣa đƣợc phê duyệt[26].
Khu vực Ngũ Hành Sơn thƣờng ít chịu tác động của các yếu tố tự nhiên, địa hình và thời tiết tƣơng đối ổn định hứa hẹn là nơi thích hợp để trồng phục hồi diện tích
rừng phòng hộ ven biển. Tuy nhiên cần phải chú ý yếu tố thời tiết, cụ thể là vấn đề thiếu nƣớc trầm trọng khi hạn hán xảy ra vào mùa khô, từ đó có những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này.
Vì giới hạn thời gian của đề tài, tôi xin đƣợc trình bày giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven biển thành phố Đà Nẵng, cụ thể là tại quận Ngũ Hành Sơn.Quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn trƣớc năm 2000 đƣợc đánh giá là khu vực thích hợp phát triển rừng phòng hộ ven biển với khoảng cách của bãi cát ven biển rất dài (hơn 100 m ) với độ dốc và thảm thực vật sinh trƣởng tốt, điển hình là rừng cây phi lao trên 10 năm tuổi. Là khu vực chịu nhiều tác động xấu từ thiên tai kèm theo quá trình đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng và điển hình là việc mở tuyến đƣờng Trƣờng Sa chạy song song với bờ biển, các sân golf khu resort…đã chia cắt và phá hủy rừng phi lao, làm cho diện tích quỹ đất trồng rừng bị thu hẹp, tính chất bãi cát ven biển không còn phù hợp với mô hình trồng rừng cũ nên công việc phục hồi rừng phòng hộ ven biển ở đây gặp nhiều khó khăn. Với hơn 32 ha đất trống chƣa đƣợc trồng rừng, chiếm phần lớn của thành phố Đà nẵng (42.9 ha), mô hình trồng rừng phòng hộ mới thành công sẽ góp phần đáng kể cho việc bảo vệ đời sống của nhân dân thành phố Đà Nẵng.