Sự phân bố của rừng phòng hộ ven biển thành phố đà nẵng

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng phõng hộ ven biển thành phố đà nẵng (Trang 26)

3. BỐ CỤC KHÓA LUẬN

3.1.1.Sự phân bố của rừng phòng hộ ven biển thành phố đà nẵng

Thành phố Đà Nẵng có khoảng 159 ha diện tích đất cát và cồn cát di động ven biển, chiếm 0,122% tổng diện tích của thành phố. Phần đất cát và cồn cát di động ven biển này đã tạo thành những dải đất cát trải dài trên bờ biển và đƣợc sử dụng vào mục đích trồng rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay. Diện tích phần đất cát này phân bố chủ yếu ở các quận Liên Chiểu, quận Thanh Khê, quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn [22].

Nơi đây thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng xấu đến từ các hình thái thời tiết cực đoan nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, triều cƣờng, gió mùa đông bắc (GMĐB) …dẫn đến tình trạng xói mòn, sạt lở, cuốn trôi đất cát và làm cho vùng cát ven biển này dễ bị thay đổi về hình dạng và kích thƣớc. Đặc biệt, vào những năm có bão lớn ( 2006, 2009 và 2013 ) vùng đất cát ven biển chịu ảnh hƣởng nặng nề làm suy giảm khả năng chắn gió, chắn cát bay và trở thành khu vực xung yếu, làm ảnh hƣởng đến các khu dân cƣ và cơ sở hạ tầng nằm bên trong.

Rừng phòng hộ ven biển thành phố Đà Nẵng đã đƣợc hình thành từ giai đoạn sau năm 1975 đến nay đƣợc tạo thành bởi loài cây phi lao, nên trong khóa luận khái niệm rừng phòng hộ ven biển hiện tại đƣợc hiểu là rừng phi lao phòng hộ ven biển.

Loài cây phi lao đƣợc trồng trên đất cát di động và bán di động sát biển nên chúng sinh trƣởng và phát triển thành các kiểu dáng khác nhau nhƣ phi lao thân chính, là cây có thân chính rõ ràng, đỉnh sinh trƣởng vƣơn cao, cây này thƣờng mọc phía trong và đƣợc che chắn bởi lớp cây phía trƣớc; Phi lao chồi đứng, là cây có thân chính không rõ ràng, đỉnh sinh trƣởng thƣờng bị gãy, nghiêng do gió, bão, chồi ngang phát triển mạnh hoặc nhiều chồi ngọn vƣơn cao.

Theo luận văn “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái ven biển Đà Nẵng và đề xuất biện pháp phục hồi, phát triển bền vững rừng phòng hộ, 2014” của Lê Công Quang, sự phân bố rừng phi lao ven biển thành phố Đà Nẵng theo giai đoạn và khu vực đƣợc thể hiện trong các bảng sau :

Bảng 3. 1: Phân bố rừng phi lao ven biển thành phố Đà Nẵng từ 1996 – 2014[13] Năm Dự án Diện tích

( ha)

Đặc điểm

Dạng địa hình Địa điểm

Trƣớc 1996 Chƣơng trình PAM – 4304 20 Bãi cát, cồn cát ổn định, cách bờ biển 100m

Phƣờng Hòa Hải và Hòa Quý quận Ngũ Hành Sơn 2004 đến 2007 Chƣa rõ 2 Bãi cát di động sát biển Phƣờng Thọ Quang, Mân Thái và Phƣớc Mỹ quận Sơn Trà

2007 Dự án 661 1.5 Bãi cát di động sát biển

Phƣờng Hòa Hiệp Nam quận Liên Chiểu

2008 Dự án Green

Việt 1

Bãi cát di động sát biển

Phƣờng Hòa Hiệp Nam quận Liên Chiểu

2010

Dự án Ctc 3.3 Bãi cát di động sát biển

Phƣờng Hòa Hiệp Nam quận Liên Chiểu

Phƣờng Thọ Quang quận Sơn Trà

Dự án 661 11 Bãi cát di động và bán di động

Phƣờng Hòa Hiệp Bắc quận Liên Chiểu

sát biển Phƣờng Thanh Khê Đông, Xuân Hà quận Thanh Khê Phƣờng Mân Thái, Phƣớc Mỹ quận Sơn Trà 2012 Dự án WB 1.5 Bãi cát di động sát biển Phƣờng Hòa Khánh Bắc quận Liên Chiểu 2013 Dự án Sự nghiệp Thủy sản – Nông - Lâm 0.6 Bãi cát di động sát biển

Phƣờng Hòa Hiệp Nam quận Liên Chiểu

Tổng cộng 40.9 Quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.

Bảng 3. 2: Sự phân bố và diện tích rừng phi lao ven biển theo khu vực [13] Khu vực Diện tích đã trồng (ha) Diện tích thiệt hại (ha) Diện tích hiện còn (ha) Diện tích chƣa trồng (ha) Quận Ngũ Hành Sơn P.Hòa Hải 20 0 20 30 P.Mỹ An 0 0 0 2 Quận Sơn Trà P.Phƣớc Mỹ 0.9 0.9 0 0.9 P.Mân Thái 2 2 0 2

P.Thọ Quang 0.8 0.6 0.2 0.6

Quận Thanh

Khê

P.Thanh Khê Đông 0.8 0.8 0 0.8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

P.Xuân Hà 2.4 1.2 1.2 1.2 Quận Liên Chiểu P.Hòa Hiệp Bắc 4.9 2.4 2.5 5.4 (2.4 + 3)

P.Hòa Hiệp Nam 7.6 0 7.6 0

P.Hòa Khánh Bắc 1.5 0 1.5 0

Tổng 40.9 7.9 33 42.9

Theo số liệu từ 2 bảng trên : Diện tích rừng trồng phòng hộ ven biển hiện nay của thành phố Đà Nẵng còn khoảng 33 ha, tập trung chủ yếu ở phƣờng Hòa Hải – Ngũ Hành Sơn với khoảng 20ha, tiếp theo là ba phƣờng thuộc quận Liên Chiểu với khoảng 11.6ha. Diện tích rừng phòng hộ đƣợc trồng ở hai quận Sơn Trà và Thanh Khê khoảng 6.9ha tuy nhiên đây là khu vực có độ lục địa hẹp nhất, thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của triều cƣờng xâm thực và cũng là nơi rừng trồng có TKS thấp nhất nên diện tích rừng trồng đã thiệt hại 5.5 ha và còn lại rất ít, khó có khả năng phục hồi. Trong khi đó diện tích chƣa trồng rừng phòng hộ tập trung chủ yếu ở quận Liên Chiểu với 5.4ha và 32 ha trên bãi cát di động ven biển quận Ngũ Hành Sơn.

Nhìn chung, việc trồng rừng phòng hộ ven biển thành phố Đà Nẵng hiện nay chỉ đƣợc thực hiện trên bãi cát di động và bán di động nên không thuận lợi bằng cách trồng

trên bãi cát ổn định làm cho quá trình sinh trƣởng và phát triển của loài cây phi lao cũng ảnh hƣởng xấu đi. Vậy nên cần có những giải pháp cụ thể, áp dụng đối với việc trồng rừng trên bãi cát di động và bán di động.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng phõng hộ ven biển thành phố đà nẵng (Trang 26)