Xuất các loài thực vật thân gỗ phù hợp

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng phõng hộ ven biển thành phố đà nẵng (Trang 41)

3. BỐ CỤC KHÓA LUẬN

3.3.4.xuất các loài thực vật thân gỗ phù hợp

Việc đề xuất các loài thực vật thân gỗ thích hợp với những điều kiện sinh thái tại khu vực Ngũ Hành Sơn sẽ là cơ sở để xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ mới trên bãi cát di động tại đây.

Khu vực quận Ngũ Hành Sơn thƣờng chịu tác động của các yếu tố về thời tiết : Mƣa ít trong các tháng mùa khô từ tháng 6 đến tháng 8 nên đã kìm hãm sự sinh trƣởng,

gây ra hạn hán và còn có thể cháy rừng. Ngoài ra, nơi đây còn chịu ảnh hƣởng của gió từ biển, đặc biệt là GMĐB và kèm theo sƣơng muối. GMĐB khiến cho các loài thực vật ven biển kém thích nghi bị khô lá, rụng cành, nhánh và nếu có đƣợc chăm sóc vẫn khó có thể phục hồi và sinh trƣởng nhƣ bình thƣờng. Các yếu tố về địa hình tuy ít gây ảnh hƣởng đến các loài thực vật tại khu vực nhƣng đây là lí do phát triển rừng phòng hộ nhằm đảm bảo sự ổn định của bãi cát di động ven biển.

Dựa trên những phân tích về đặc điểm khu vực nghiên cứu và các yếu tố ảnh hƣởng đến thực vật, tôi xin đƣa ra những tiêu chí để có thể lựa chọn loài cây thích hợp tại khu vực bao gồm :

- Thích nghi với điều kiện khô hạn. - Thích nghi với ảnh hƣởng GMĐB.

- Khả năng sinh trƣởng và phục hồi tốt : sinh trƣởng nhanh, tái sinh chồi. - Nguồn giống chuẩn bị dễ dàng từ nhiều nguồn

Bảng 3. 9: Danh mục loài cây theo các tiêu chí lựa chọn Tiêu chí Stt - Loài cây Khô hạn GMĐB Sinh trƣởng Phục hồi Nguồn giống Tổng 1 Phong ba x x x x x 5 2 Phi lao x x x 3 3 Dừa x x x 3 4 Tra bụp x x x 3 5 Bàng x x x x 4 6 Mù u x x x 3 7 Tra biển x x x x 4 8 Bàng Đài Loan x x x x 4

Loài cây phong ba đƣợc đánh giá cao nhất với khả năng đáp ứng các yêu cầu ở trên và là đối tƣợng quan trọng để xây dựng mô hình rừng phòng hộ mới. Tuy chƣa có nguồn cung cấp giống cây, nhƣng với số lƣợng lớn phân bố tại khu vực quận Ngũ Hành Sơn thì nguồn giống có thể đảm bảo đƣợc.

Các loài cây thích hợp trồng phòng hộ và cảnh quan nhƣ tra biển, tra bụp, mù u sẽ thiếu vì nguồn giống ít, khan hiếm và muốn trồng thành rừng phòng hộ thì các loài cây này cần phải chuẩn bị nguồn giống trƣớc 2 đến 3 năm.

Hiện nay, cây phi lao, dừa và bàng là những loài cây có nguồn giống dồi dào, dễ kiếm vì thƣờng đƣợc sử dụng với những mục đích khác nhau từ trồng rừng phòng hộ đến công việc làm cảnh quan, nên khi lựa chọn những loài cây này để trồng rừng phòng hộ thì sẽ không gặp vấn đề về nguồn giống.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng phõng hộ ven biển thành phố đà nẵng (Trang 41)